Danh mục

Đại học ngoài công lập ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học - Những thách thức và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đại học ngoài công lập ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học - Những thách thức và giải pháp" trình bày một vài suy nghĩ về những thách thức và giải pháp đặt ra trong thị trường dịch vụ để giáo dục Đại học ngoài công lập có thể phát triển bền vững và có được những đóng góp hữu hiệu cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại học ngoài công lập ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học - Những thách thức và giải pháp ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Lâm Điền1 Trường Đại học Tây Đô Abstract For many years, non-public universities in the Mekong Delta have affirmed their positionsin the field of university education with great contributions to training highly qualified humanresources for society. However, the current realities of the market of university educationalservices have put the universities facing to new challenges. This article presents some mainchallenges and proposes the necessary solutions to overcome them. Keyworks: University educational services; Mekong Delta; Challenges; Solutions 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn 20 năm lại đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều trường đạihọc ngoài công lập (ĐHNCL) được mở ra với quy mô và chất lượng đào tạo ngày càngđược nâng cao. Điều đó đã góp phần rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ cao ở nhiều lĩnh vực cho ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, giúp choĐBSCL không còn là vùng trũng của giáo dục. Thực tế, các trường ĐHNCL ở ĐBSCLđã dần khẳng định được vị thế trong nền giáo dục đại học (GDĐH) ở Việt Nam và từngbước mở rộng sự hợp tác quốc tế trong đào tạo. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dụctrong những năm gần đây đã minh chứng cho điều đó. Tuy vậy, trong bối cảnh thị trườngdịch vụ GDĐH và trong tương lai gần, ĐHNCL tất yếu phải đối mặt với nhiều thách thứcmới. Nếu trường nào không đáp ứng được một cách kịp thời nhu cầu bức thiết ngày càngcao của xã hội thì trường đó sẽ khó lòng đứng vững, thậm chí có thể giải thể. Điều này sẽảnh hưởng lớn đến GDĐH ở ĐBSCL và sự phát triển của hệ thống GDĐH cả nước. Trongphạm vi của Hội thảo, chúng tôi trình bày một vài suy nghĩ về những thách thức và giảipháp đặt ra trong thị trường dịch vụ để giáo dục ĐHNCL có thể phát triển bền vững vàcó được những đóng góp hữu hiệu cho nền GDĐH Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Những thách thức của thị trường dịch vụ GDĐH đối với ĐHNCL ở ĐBSCL Trước hết, chúng tôi nhận thấy, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cầnquan niệm dịch vụ GDĐH là hoạt động phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu mà conngười muốn và mang lại lợi ích cho đời sống của họ. Tất nhiên, không phải ai cũng cầnđến loại dịch vụ này vì thực tế không thể phổ cập GDĐH. Bởi lẽ, dịch vụ GDĐH gópphần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nên đòi hỏi người sử dụng dịch vụ khôngchỉ có nhu cầu mà quan trọng hơn phải có năng lực và trình độ đáp ứng được yêu cầuđể có thể sử dụng dịch vụ này. Hơn nữa, mọi hoạt động của dịch vụ GDĐH phải tuântheo quy luật kinh tế thị trường. Quy luật này chắc chắn chi phối mạnh mẽ đến tình cảm,1 nldien@ctu.edu.vn128thái độ, cách ứng xử trong quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người học; giữa người dạy vàngười học; giữa các cơ sở đào tạo với nhau cho dù đây là môi trường giáo dục. Cũng vìvậy, sự vận hành bộ máy của ĐHNCL trên cả nước nói chung và ở ĐBSCL nói riêng, tấtyếu phải theo quy luật đó nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc đào tạo nguồn nhân lựctrình độ cao. Ở ĐBSCL, trong hơn 20 năm qua, cùng với sự ra đời của các trường Đại học cônglập có nhiều trường ĐHNCL được thành lập. Dù thời điểm ra đời của mỗi trường khácnhau nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng ở nhiều phương diện, nên hầu hết các trườngĐHNCL đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất (CSVC), đội ngũ cán bộ cơhữu, quy mô và loại hình đào tạo. Chính điều này đã từng bước giúp các trường ĐHNCLxây dựng được thương hiệu cho mình và tạo được niềm tin cho người học khi tìm đến sửdụng dịch vụ GDĐH; đồng thời, làm cho công luận thay đổi cách nhìn về ĐHNCL. Tuynhiên, với sự tiến bộ mạnh mẽ, nhu cầu mới của thời đại mà cụ thể là người học và đơnvị sử dụng người lao động, các trường ĐHNCL đang đứng trước những thách thức sau: Trước hết, thị trường dịch vụ GDĐH đòi hỏi các trường ĐHNCL cần nâng cao chấtlượng của loại dịch vụ này, nghĩa là phải có những điều kiện ưu việt cho việc dạy học vànghiên cứu khoa học phù hợp với bối cảnh hội nhập, với GDĐH mở và số. Do vậy, trườnghọc phải được chuẩn hóa, hiện đại hóa về mọi mặt để đáp ứng tốt chất lượng dịch vụ.Cụ thể là phải được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học gắn với sự hỗ trợ của công nghệthông tin như: television, projector, smartboard, sound systems và mạng internet tốt nhằmgiúp người học thuận lợi trong việc tiếp nhận, tìm hiểu và khám phá tri thức khoa họcmột cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, thư viện phải là nơi có sức thu hút đốivới người học. Thực trạng, có những thư viện rộng rãi thoáng mát và yên tĩnh nhưng rấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: