Danh mục

Đại hội thi đua yêu nước ngành tài chính lần thứ VI

Số trang: 192      Loại file: pdf      Dung lượng: 24.75 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội thi đua yêu nước ngành tài chính lần thứ VI gồm các nội dung chính như sau: Văn kiện đại hội thi đua yêu nước ngành tài chính lần thứ IV; tham luận tại đại hội thi đua của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ngành tài chính 5 năm (2011 - 2015). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại hội thi đua yêu nước ngành tài chính lần thứ VI “THI ĐUA LÀ YÊU N C, YÊU N C THÌ PH I THI ĐUA VÀ NH NG NG I THI ĐUA LÀ NH NG NG I YÊU N C NH T” H Chí Minh CÁN B , CÔNG CH C, VIÊN CH C NGÀNH TÀI CHÍNH PHÁT HUY TRUY N TH NG 70 N M XÂY D NG VÀ PHÁT TRI N, ĐOÀN K T, N NG Đ NG, SÁNG T O, V T QUA M I KHÓ KH N THÁCH TH C, Đ Y M NH THI ĐUA PH N Đ U HOÀN THÀNH TH NG L I CÁC M C TIÊU, NHI M V TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH N M 2015 VÀ C GIAI ĐO N 2016 - 2020. I BÁO CÁO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2015 BÁO CÁO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 _____________________ Trong không khí thi đua sôi nổi cùng cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các ngày lễ lớn của dân tộc, hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, là Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015), hôm nay Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ IV được tổ chức trang trọng với sự có mặt của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các vị khách quý và các đồng chí đại biểu là những Chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến - đây là những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Tài chính, đại diện cho gần 8 vạn cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. Đại hội lần này được tổ chức nhằm tổng kết phong trào thi đua yêu nước, kết quả phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho ngành Tài chính trong 5 năm qua, ghi nhận và tuyên dương những đóng góp xuất sắc của các tập thể, cá nhân cán bộ, công chức cho quá trình xây dựng và phát triển ngành Tài chính; đồng thời tiếp tục cổ vũ, động viên và phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành Tài chính, phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành, góp phần cùng cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của đất nước. 7 Phần thứ nhất KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, từng bước xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh và hiệu quả; trong suốt những chặng đường phát triển, toàn ngành đã phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Kết quả, thành tích nổi bật của ngành Tài chính trong 5 năm vừa qua được khái quát trên những lĩnh vực lớn sau đây: I. NGÀNH TÀI CHÍNH PHẤN ĐẤU THI ĐUA HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIAO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015. 1. Trong 5 năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các chính sách tài chính đã kịp thời bám sát cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, nhờ đó tiềm lực tài chính nhà nước được tăng cường và sử dụng có hiệu quả, an ninh tài chính quốc gia cơ bản được đảm bảo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội: Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,9 lần; trong đó thu nội địa tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân đạt khoảng 23% GDP (đạt mục tiêu đề ra 23-24% GDP). Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đã tăng từ 58% (giai đoạn 2006 - 2010) lên khoảng 67% (giai đoạn 2011 - 2015) và riêng năm 2015, ước đạt trên 70%, đáp ứng mục tiêu đề ra trong Chiến lược tài chính đến năm 2020. Tổng chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đạt khoảng 28,6% GDP, cơ cấu chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tăng chi cho con người. Đã chủ động ưu tiên bố trí NSNN để thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu, vùng xa,... Chi cho giáo dục đào tạo, khoa 8 học và công nghệ, sự nghiệp bảo vệ môi trường cơ bản đảm bảo theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Cân đối NSNN cơ bản được đảm bảo, bội chi NSNN ở mức hợp lý, góp phần quan trọng giữ mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ trong giới hạn an toàn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường, nguồn lực tài sản công được quản lý, khai thác có hiệu quả, góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; nguồn lực dự trữ quốc gia được phát huy, phục vụ kịp thời nhiệm vụ phòng chống lụt bão, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Công tác phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước tiếp tục được cải thiện, chính sách tài chính - ngân sách được điều hành linh hoạt, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. 2. Công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng: Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 31% GDP, gấp 1,8 lần giai đoạn 2006 - 2010. Trong đó, cơ cấu vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm 39,51% ...

Tài liệu được xem nhiều: