Đại thắng mùa xuân - Chương 16: Tiến vào Sài Gòn
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.35 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi đã hoàn thành mọi công tác tổ chức hiệp đồng giữa các hướng, các quân chủng, binh chủng, chúng tôi sắp xếp lại Bộ chỉ huy chiến dịch thành hai bộ phận: tôi và đồng chí Trần Văn Trà đi với Sở chỉ huy tiền phương để xuống sát các hướng quan trọng, nắm chắc tình hình kịp thời và tiện chỉ huy; các đồng chí Lê Đức Thọ và Phạm Hùng ở lại Sở chỉ huy cơ bản để nắm toàn diện các vấn đề quân sự, chính trị, ngoại giao có liên quan đến chiến dịch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại thắng mùa xuân - Chương 16: Tiến vào Sài GònĐại thắng mùa xuân - Chương 16: Tiến vào Sài GònSau khi đã hoàn thành mọi công tác tổ chức hiệp đồng giữa các hướng, các quân chủng,binh chủng, chúng tôi sắp xếp lại Bộ chỉ huy chiến dịch thành hai bộ phận: tôi và đồngchí Trần Văn Trà đi với Sở chỉ huy t iền phương để xuống sát các hướng quan trọng, nắmchắc tình hình kịp thời và tiện chỉ huy; các đồng chí Lê Đức Thọ và Phạm Hùng ở lại Sởchỉ huy cơ bản để nắm toàn diện các vấn đề quân sự, chính trị, ngoại giao có liên quanđến chiến dịch và giải quyết những vấn đề chung của chiến trường B.2.Lúc này một vấn đề còn làm cho chúng tôi băn khoăn là việc triển khai trận địa pháo ởNhơn Trạch để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay Biên Hoà thì đã bị trận địapháo của ta ở Hiếu Liêm khống chế, địch phải di chuyển máy bay về sân bay Tân SơnNhất và sân bay Bình Thuỷ (ở Cần Thơ). Như vậy là ta đã rút ngắn tầm hoạt động củamáy bay địch lùi về phía nam 150km nếu chúng cất cánh từ Bình Thuỷ. Nhưng tại sânbay Tân Sơn Nhất còn dang để đủ loại máy bay mà địch có thể từ đây gây thêm tội ác vàcũng từ đây máy bay vận tải các loại đang nhộn nhịp không ngớt chở những t ên đầu sỏMỹ, nguỵ tháo chạy ra nước ngoài.Trong mệnh lệnh gửi cho cánh quân phía đông đã ghi rõ: Ngày 27 hoặc chậm là ngày 28tháng 4 phải chiếm được Nhơn Trạch để triển khai trận địa pháo 130 mi-li-mét bắn vàosân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng Nhơn Trạch ở sâu về phía đông nam Sài Gỏn, cách TânSơn Nhất hơn 20km theo đường chim bay. Ta phải giải quyết được căn cứ Nước Trong,quận lỵ Long Thành mới có đường vào đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch và kéo đượcpháo vào triển khai ở đó. Nếu thực hiện được đúng ý định này thì chẳng những làm tê liệtđược sân bay mà còn khoá được sông Lòng Tàu, không cho địch tháo chạy bằng đườngsông ra biển. Nhưng, nếu có trục trặc gì, việc triển khai trận địa pháo bị chậm lại, sẽ cóảnh hưởng đến kế hoạch hiệp đồng chiến dịch.Chiều ngày 25 tháng 4, sau khi nghe đồng chí đại tá Hoàng Ngọc Diêu, Phó Tư lệnh bộđội Phòng không - Không quân báo cáo về tình hình tiếp quản các sân bay của địch ởThành Sơn (Phan Rang) trở ra, nhất là việc các chiến sĩ lái và thợ máy của ta ở căn cứkhông quân Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của đồng chí Thượng tá Trần Mạnh, Tham mưuphó quân chủng, trong một thời gian ngắn đã học xong cách lái và bảo quản máy bayA.37 lấy được của địch, chung tôi quyết định: dùng máy bay của địch do anh em ta lái đểđánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là hành động khống chế sân bay tích cực và chủđộng nhất. Nó có tác dụng thúc đẩy sự rối loạn hơn nữa tinh thần vốn đã rối loạn củađịch, không cho bọn đầu sỏ chúng dễ dàng chạy trốn, báo hiệu cho chúng biết khôngquân ta bắt đầu xuất trận thì bầu trời toàn miền Nam đã thuộc về ta. Và đây cũng là cáchkhông cho địch mang đi những máy bay hiện còn để ở Tân Sơn Nhất, mặt khác, cũng tạothời cơ và điều kiện cho chiến sĩ không quân ta được tham gia trực tiếp chiến dịch lịch sửnày, từ đó có thêm kinh nghiệm cho việc huấn luyện, xây dựng và chiến đấu của khôngquân ta trong tương lai.Trước đó, chúng tôi cũng đã gặp, nghe báo cáo kỹ tình hình không quân ta, bàn vấn đề sửdụng ba sân bay lớn còn lại ở Nam Bộ sau giải phóng với đồng chí đại tá Đào ĐìnhLuyện, Phó Tư lệnh bộ đội Phòng không - Không quân kiêm Tư lệnh Không quân. Đồngthời đề ra nhiệm vụ cho binh chủng gấp rút chuẩn bị về tổ chức bảo đảm cho không quâncủa ta triển khai mau chóng vươn lên làm chủ vùng trời miền Nam, vùng trời cả nước baogồm vùng trời trên hải phận và hệ thống các đảo ngoài khơi.Vấn đề cho anh em lái của ta tập để có thể dùng máy bay lấy được của địch đã được đặtra từ sau khi ta chiếm được một số máy bay và sân bay thuộc Quân khu 2 và Quân khu 1của địch. Chúng tôi đã nhiều lần trao đổi ý kiến với Bộ Tổng Tham mưu và các đồng chítrong Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho Bộ Tưlệnh Phòng không - Không quân về vấn đề này và được chấp hành rất khẩn trương.Tôi hỏi đồng chí Hoàng Ngọc Diêu: Thời gian để chuẩn bị rất gấp, phải đánh vào sânbay Tân Sơn Nhất trong vài ba ngày tới, liệu có làm được không?.Đồng chí trả lời: Chúng tôi xin kiên quyết chấp hành bằng được. Xin phép cho tôi lênđường ra Phan Rang ngay tối nay và đề nghị điện lệnh này cho đồng chí Lê Văn Tri, Tưlệnh Quân chủng Phòng không - Không quân lúc này đang ở Hà Nội để cho chuyển ngayngười lái, thợ máy và máy bay từ Đà Nẵng vào sân bay Thành Sơn.Những trận mưa đầu mùa ở miền Đông Nam Bộ đã bắt đầu, ngoài trời mưa gió mù mịt.Đồng chí Hoàng Ngọc Diêu đứng dậy chào tôi để đi. Bắt tay đồng chí, tôi dặn thêm:Đồng chí phải khẩn trương, thật khẩn trương, chỉ còn ba ngày, nếu đến ngày 28 tháng 4không đánh được thì các đồng chí không còn thời cơ nữa đâu. Không quân chiến đấu củacác đồng chí chỉ còn một ngày, chỉ còn một lần này để lập công thôi.Phải quy định ngày đánh cụ thể là vì, theo kế hoạch chiến dịch, ngày 28 tháng 4 pháobinh tầm xa của ta chắc chắn từ trận địa Nhơn T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại thắng mùa xuân - Chương 16: Tiến vào Sài GònĐại thắng mùa xuân - Chương 16: Tiến vào Sài GònSau khi đã hoàn thành mọi công tác tổ chức hiệp đồng giữa các hướng, các quân chủng,binh chủng, chúng tôi sắp xếp lại Bộ chỉ huy chiến dịch thành hai bộ phận: tôi và đồngchí Trần Văn Trà đi với Sở chỉ huy t iền phương để xuống sát các hướng quan trọng, nắmchắc tình hình kịp thời và tiện chỉ huy; các đồng chí Lê Đức Thọ và Phạm Hùng ở lại Sởchỉ huy cơ bản để nắm toàn diện các vấn đề quân sự, chính trị, ngoại giao có liên quanđến chiến dịch và giải quyết những vấn đề chung của chiến trường B.2.Lúc này một vấn đề còn làm cho chúng tôi băn khoăn là việc triển khai trận địa pháo ởNhơn Trạch để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay Biên Hoà thì đã bị trận địapháo của ta ở Hiếu Liêm khống chế, địch phải di chuyển máy bay về sân bay Tân SơnNhất và sân bay Bình Thuỷ (ở Cần Thơ). Như vậy là ta đã rút ngắn tầm hoạt động củamáy bay địch lùi về phía nam 150km nếu chúng cất cánh từ Bình Thuỷ. Nhưng tại sânbay Tân Sơn Nhất còn dang để đủ loại máy bay mà địch có thể từ đây gây thêm tội ác vàcũng từ đây máy bay vận tải các loại đang nhộn nhịp không ngớt chở những t ên đầu sỏMỹ, nguỵ tháo chạy ra nước ngoài.Trong mệnh lệnh gửi cho cánh quân phía đông đã ghi rõ: Ngày 27 hoặc chậm là ngày 28tháng 4 phải chiếm được Nhơn Trạch để triển khai trận địa pháo 130 mi-li-mét bắn vàosân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng Nhơn Trạch ở sâu về phía đông nam Sài Gỏn, cách TânSơn Nhất hơn 20km theo đường chim bay. Ta phải giải quyết được căn cứ Nước Trong,quận lỵ Long Thành mới có đường vào đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch và kéo đượcpháo vào triển khai ở đó. Nếu thực hiện được đúng ý định này thì chẳng những làm tê liệtđược sân bay mà còn khoá được sông Lòng Tàu, không cho địch tháo chạy bằng đườngsông ra biển. Nhưng, nếu có trục trặc gì, việc triển khai trận địa pháo bị chậm lại, sẽ cóảnh hưởng đến kế hoạch hiệp đồng chiến dịch.Chiều ngày 25 tháng 4, sau khi nghe đồng chí đại tá Hoàng Ngọc Diêu, Phó Tư lệnh bộđội Phòng không - Không quân báo cáo về tình hình tiếp quản các sân bay của địch ởThành Sơn (Phan Rang) trở ra, nhất là việc các chiến sĩ lái và thợ máy của ta ở căn cứkhông quân Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của đồng chí Thượng tá Trần Mạnh, Tham mưuphó quân chủng, trong một thời gian ngắn đã học xong cách lái và bảo quản máy bayA.37 lấy được của địch, chung tôi quyết định: dùng máy bay của địch do anh em ta lái đểđánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là hành động khống chế sân bay tích cực và chủđộng nhất. Nó có tác dụng thúc đẩy sự rối loạn hơn nữa tinh thần vốn đã rối loạn củađịch, không cho bọn đầu sỏ chúng dễ dàng chạy trốn, báo hiệu cho chúng biết khôngquân ta bắt đầu xuất trận thì bầu trời toàn miền Nam đã thuộc về ta. Và đây cũng là cáchkhông cho địch mang đi những máy bay hiện còn để ở Tân Sơn Nhất, mặt khác, cũng tạothời cơ và điều kiện cho chiến sĩ không quân ta được tham gia trực tiếp chiến dịch lịch sửnày, từ đó có thêm kinh nghiệm cho việc huấn luyện, xây dựng và chiến đấu của khôngquân ta trong tương lai.Trước đó, chúng tôi cũng đã gặp, nghe báo cáo kỹ tình hình không quân ta, bàn vấn đề sửdụng ba sân bay lớn còn lại ở Nam Bộ sau giải phóng với đồng chí đại tá Đào ĐìnhLuyện, Phó Tư lệnh bộ đội Phòng không - Không quân kiêm Tư lệnh Không quân. Đồngthời đề ra nhiệm vụ cho binh chủng gấp rút chuẩn bị về tổ chức bảo đảm cho không quâncủa ta triển khai mau chóng vươn lên làm chủ vùng trời miền Nam, vùng trời cả nước baogồm vùng trời trên hải phận và hệ thống các đảo ngoài khơi.Vấn đề cho anh em lái của ta tập để có thể dùng máy bay lấy được của địch đã được đặtra từ sau khi ta chiếm được một số máy bay và sân bay thuộc Quân khu 2 và Quân khu 1của địch. Chúng tôi đã nhiều lần trao đổi ý kiến với Bộ Tổng Tham mưu và các đồng chítrong Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho Bộ Tưlệnh Phòng không - Không quân về vấn đề này và được chấp hành rất khẩn trương.Tôi hỏi đồng chí Hoàng Ngọc Diêu: Thời gian để chuẩn bị rất gấp, phải đánh vào sânbay Tân Sơn Nhất trong vài ba ngày tới, liệu có làm được không?.Đồng chí trả lời: Chúng tôi xin kiên quyết chấp hành bằng được. Xin phép cho tôi lênđường ra Phan Rang ngay tối nay và đề nghị điện lệnh này cho đồng chí Lê Văn Tri, Tưlệnh Quân chủng Phòng không - Không quân lúc này đang ở Hà Nội để cho chuyển ngayngười lái, thợ máy và máy bay từ Đà Nẵng vào sân bay Thành Sơn.Những trận mưa đầu mùa ở miền Đông Nam Bộ đã bắt đầu, ngoài trời mưa gió mù mịt.Đồng chí Hoàng Ngọc Diêu đứng dậy chào tôi để đi. Bắt tay đồng chí, tôi dặn thêm:Đồng chí phải khẩn trương, thật khẩn trương, chỉ còn ba ngày, nếu đến ngày 28 tháng 4không đánh được thì các đồng chí không còn thời cơ nữa đâu. Không quân chiến đấu củacác đồng chí chỉ còn một ngày, chỉ còn một lần này để lập công thôi.Phải quy định ngày đánh cụ thể là vì, theo kế hoạch chiến dịch, ngày 28 tháng 4 pháobinh tầm xa của ta chắc chắn từ trận địa Nhơn T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử Đại thắng mùa xuânGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 203 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 113 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
82 trang 77 0 0
-
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 73 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 69 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 54 0 0 -
86 trang 51 0 0
-
10 trang 50 0 0