Đái tháo đường thai kỳ cần phải phát hiện sớm
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.12 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, đái tháo đường thai kỳ không giống bất cứ một thể bệnh đái tháo đường nào khác. Đái tháo đường thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đái tháo đường thai kỳ cần phải phát hiện sớm Đái tháo đường thai kỳ cần phải phát hiện sớm Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, đái tháo đường thai kỳ không giống bất cứ một thể bệnh đái tháo đường nào khác. Đái tháo đường thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh,người mẹ đái tháo đường thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này người mẹ không được chuẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể đái tháo đường khác như: đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2, đái tháo đường do dinh dưỡng, đái tháo đường triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Về mặt chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, cho tới nay thế giới vẫn còn có nhiều tranh cãi và chưa có một sự thống nhất về tiêu chí này. Đặc biệt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (AIA). Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (cũng giống như chẩn đoán đái tháo đường ở người không mang thai). Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chắc chắn hơn, tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose (làm xét nghiệm đường huyết tương sau 2h uống 75g đường glucose pha với 250ml nước sạch). Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi đường huyết tương sau 2h ≥ 7,8mmol/l (xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở người không mang thai ≥ 11,1mmol/l). Đái tháo đường thai kỳ rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác, những người đái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu. Vì sao cần phải phát hiện đái tháo đường khi mang thai? Rất có thể bạn sẽ ra một câu hỏi cho chúng tôi: đái tháo đường tự khỏi, như vậy có cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời là: rất cần. Nếu không có sự “ rất cần” này thì hậu quả của đái tháo đường thai kỳ đối với bà mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng – nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau này. Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sẩy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh xong, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang trong bụng mẹ, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ “non”. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nồng độ ceton máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng ceton máu, một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Những giải pháp can thiệp đối với đái tháo đường thai kỳ Nhìn chung cũng giống như can thiệp cho người bệnh đái tháo đường không mang thai, với 3 biện pháp chính thống: chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc. Việc đầu tiên người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người đái tháo đường. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đối với đái tháo đường thai kỳ, chế độ tập luyện phải hết sức thận trọng, khi đang tập luyện, nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngưng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp. Ngườ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đái tháo đường thai kỳ cần phải phát hiện sớm Đái tháo đường thai kỳ cần phải phát hiện sớm Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, đái tháo đường thai kỳ không giống bất cứ một thể bệnh đái tháo đường nào khác. Đái tháo đường thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh,người mẹ đái tháo đường thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này người mẹ không được chuẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể đái tháo đường khác như: đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2, đái tháo đường do dinh dưỡng, đái tháo đường triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Về mặt chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, cho tới nay thế giới vẫn còn có nhiều tranh cãi và chưa có một sự thống nhất về tiêu chí này. Đặc biệt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (AIA). Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (cũng giống như chẩn đoán đái tháo đường ở người không mang thai). Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chắc chắn hơn, tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose (làm xét nghiệm đường huyết tương sau 2h uống 75g đường glucose pha với 250ml nước sạch). Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi đường huyết tương sau 2h ≥ 7,8mmol/l (xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở người không mang thai ≥ 11,1mmol/l). Đái tháo đường thai kỳ rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác, những người đái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu. Vì sao cần phải phát hiện đái tháo đường khi mang thai? Rất có thể bạn sẽ ra một câu hỏi cho chúng tôi: đái tháo đường tự khỏi, như vậy có cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời là: rất cần. Nếu không có sự “ rất cần” này thì hậu quả của đái tháo đường thai kỳ đối với bà mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng – nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau này. Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sẩy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh xong, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang trong bụng mẹ, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ “non”. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nồng độ ceton máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng ceton máu, một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Những giải pháp can thiệp đối với đái tháo đường thai kỳ Nhìn chung cũng giống như can thiệp cho người bệnh đái tháo đường không mang thai, với 3 biện pháp chính thống: chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc. Việc đầu tiên người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người đái tháo đường. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đối với đái tháo đường thai kỳ, chế độ tập luyện phải hết sức thận trọng, khi đang tập luyện, nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngưng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp. Ngườ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đái tháo đường thai kỳ bệnh tiểu đường bệnh đái tháo đường tăng đường huyết cách điều trị bệnh tiểu đường Đái tháo đường thai kỳGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường - Thanh Bình
198 trang 164 0 0 -
Kết cục thai kỳ của thai phụ có BMI ≥ 23 ở đầu thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
10 trang 94 0 0 -
Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt
5 trang 91 0 0 -
49 trang 84 0 0
-
Báo cáo: Chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại việt nam 2008
60 trang 84 0 0 -
Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
8 trang 68 0 0 -
Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
160 trang 67 0 0 -
73 trang 61 0 0
-
Khảo sát đặc điểm của sản phụ sinh con ≥ 4000g tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
5 trang 61 0 0 -
10 trang 36 0 0