Đái tháo nhạt, bệnh nguy hiểm khôn lườngDo mất nước nặng, bệnh nhân dễ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, co cơ… dẫn đến tăng nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụt huyết áp.Song song với đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là bệnh ít gặp nhưng lại gây mất nước nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với người cao tuổi.Đi tiểu nhiều trong ngàyTheo thạc sĩ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đái tháo nhạt, bệnh nguy hiểm khôn lường Đái tháo nhạt, bệnh nguy hiểm khôn lườngDo mất nước nặng, bệnh nhân dễ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, co cơ…dẫn đến tăng nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụt huyết áp.Song song với đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chúý vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là bệnh ít gặpnhưng lại gây mất nước nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với ngườicao tuổi.Đi tiểu nhiều trong ngàyTheo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hạnh, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội tiết Trung ương,đái tháo nhạt là tình trạng người bệnh đi tiểu rất nhiều, nước tiểu có tỷ trọng thấp. Dấuhiệu đặc trưng của bệnh là đi tiểu và uống nước nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân có thểđi tiểu 5 - 20 lít mỗi ngày, nếu bệnh nặng thì có thể tiểu đến 40 lít mỗi ngày.Bệnh có hai dạng là đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. Đái tháo nhạttrung ương là là do tổn thương tuyến yên. Trong cơ thể con người, tuyến yên tiết rahormone ADH chống bài niệu. Việc thiếu tuyệt đối hay tương đối hormone này sẽ gây ratình trạng đái tháo nhạt. Còn đái tháo nhạt do thận có nguyên nhân từ các khiếm khuyết ởống thận, phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước; có thể do di truyền hoặcmắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đanang...). Thăm khám cho bệnh nhân đái tháo nhạt tại Viện Lão khoa TrungTuy nhiên, đái tháo nhạt thường nhắc đến là đái tháo nhạt trung ương. Một số nguyênnhân gây ra ngừng hoặc giảm sản xuất hormone ADH ở tuyến yên là phẫu thuật cắt mộtphần hoặc hoàn toàn tuyến yên, có khối u ở trong và trên núi yên như u sọ hầu, u màngnão, hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như lao, viêm não hoặc các bệnh tự miễn. Ngoàira, có một số trường hợp có tính chất gia đình.Nguy hiểm hơn ở người cao tuổiBác sĩ Hạnh cho biết, thông thường, người bệnh khi bị đái tháo nhạt sẽ đi tiểu nhiều, gâycảm giác khát, do đó người bệnh sẽ uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, người cao tuổithường mất cảm giác khát do tổn thương trung tâm nên sẽ bị mất nước. Nếu bệnh nhânmất nước nặng thì sẽ mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ, da khô, sốt, nôn…Theo bác sĩ Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa, Viện Lão khoaTrung ương, khi bị đái tháo nhạt, lượng nước tiểu mất rất nhiều với tốc độ nhanh, lượngnước toàn thể vì thế cũng bị mất nhanh. Trong khi đó, trung bình lượng nước tiểu củangười già chỉ khoảng 1,5 lít mỗi ngày. Vì vậy, người già sẽ bị nặng hơn khi mất mộtlượng nước nhiều như vậy. Ngoài ra, kèm theo mất nước là mất các chất điện giải, dẫnđến một loạt các rối loạn do thiếu điện giải như rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, cocơ… Nguy hiểm hơn, các rối loạn này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụthuyết áp do mất nước, mất dịch.Các bác sĩ khuyến cáo những người có dấu hiệu tiểu nhiều và khát nước nhiều cần đikhám bệnh sớm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là khối u trêntuyến yên thì phải phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nếu do thiếu hormone gây ra thì phải bùhormone.Với người lớn, nếu lượng nước tiểu trên 3 lít mỗi ngày thì nên đến bệnh viện kiểm tra.Còn khi mắc đái tháo nhạt, người bệnh phải nhập viện dưới sự theo dõi của bác sĩ, vìthuốc sử dụng rất đặc biệt, tốc độ bù dịch cũng phải có sự kiểm soát. Bệnh nhân cũng cầnkiểm tra định kỳ, thời gian đầu có thể 1 - 2 tuần, sau khi tình hình bệnh ổn định là batháng một lần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần uống đủ nước, uống theo nhu cầu để bùlại lượng nước đã mất.