Danh mục

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển Thủ - Tựa Đại Việt Sử Ký Tục Biên

Số trang: 799      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.25 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển Thủ - Tựa Đại Việt Sử Ký Tục Biên gồm các nội dung chính sau: Tựa đại việt sử ký tục biên; Sách đại việt sử ký tục biên; Bài tựa sách đại việt sử ký ngoại kỷ toàn thư; Biểu dâng sách đại việt sử ký toàn thư; Phàm lệ về việc biên soạn đại việt sử kí toàn thư; Việt giám thông khảo tổng luận;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển Thủ - Tựa Đại Việt Sử Ký Tục Biên Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển Thủ - Tựa Đại Việt Sử Ký Tục Biên[1a] TỰA ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN Nước có sử đã từ lâu. Nước Việt ta, sử ký các đời do các tiên hiền Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên làmra trước, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh soạn tiếp sau. Trong đó sự tích rõ hay lược, chính trị hay hoặc dở,không điều gì không ghi chép đủ. Nhưng vì chưa khắc in, qua tay viết lại, theo nhau biên chép, không thểkhông có chỗ đáng ngờ đào-âm, đế-hổ 1. Kịp đến [1b] triều ta, Huyền Tông Mục Hoàng Đế khi mới lên ngôi, nhờ có Hoằng Tổ DươngVương [Trịnh Tạc] dấy nghiệp trị bình, tạo nền học vấn, sai tể thần là bọn Phạm Công Trứ tham khảo sửcũ như Sử ký ngoại kỷ, Bản kỷ toàn thư, Bản kỷ thực lục, đều y theo danh lệ của các sử trước, lại tham xétbiên soạn từ quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến [2a] Thần Tông Uyên Hoàng Đế [1533 - 1662] đểthêm vào Quốc sử, đặt tên là Bản kỷ tục biên, giao cho khắc in, mười phần mới được chừng năm, sáu.Nhưng công việc chưa xong, sách còn cất giữ ở Bí các. Mong nối chí người xưa, thuật lại việc trước, tómgọn điều cốt yếu, tập hợp cho hoàn thành, tất còn phải đợi đến ngày nay. Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ 2 hiểu thấu nguồn đạo, kính học nối sáng, thực là nhờ Đại nguyênsúy thống quốc chính thượng thánh phụ sư thịnh công nhân minh [2b] uy đức Định Vương [Trịnh Căn]chỉnh đốn càn khôn, xếp đặt trị giáo, riêng ủy thác cho Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh, kiêmChưởng chính quyền thái úy Tấn quốc công Trịnh Bính giúp đỡ chính trị giáo hóa, chấn hưng phong tụcvăn minh, nghĩ sâu sắc rằng những điều ghi chép trong sử tỏ rõ phải trái, công bằng yêu ghét, vinh hơnhoa cổn 3, nghiêm hơn búa rìu, thực là cái cân, cái gương của muôn đời. Bèn nhân lúc công việc nhàn rỗi,sai bọn thần khảo đính sử cũ, chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy. [3a] Về thế thứ, phàm lệ,niên biểu, hết thảy đều theo như thời trước đã trước thuật. Lại sưu tầm sự tích cũ, tham khảo các dã sử,loại biên từ Huyền Tông Mục Hoàng Đế niên hiệu Cảnh Trị năm đầu [1663] đến Gia Tông Mỹ Hoàng Đếnăm Đức Nguyên thứ 2 [1675] tất cả sự thực trong 13 năm, cũng gọi là Bản kỷ tục biên. Sách làm xong, dâng lên ngự lãm, bèn sai thợ khắc in, ban bố trong thiên hạ, khiến cho những sựtích trước đây [3b] trăm ngàn năm chưa tập hợp lại, nay được hoàn thành. Người trong thiên hạ ai trôngthấy sách này đều được tỏ rạng như thấy trời xanh, yên tâm như đi đường cái. Người thiện biết là đượckhuyến khích, kẻ ác cũng biết là bị răn ngừa. Suy ra mà làm thì công dụng rất mực đối với tu tề trị bình,hiệu quả to lớn trong việc vỗ yên kẻ xa, hành động dàn hòa, đều khởi mối ở đấy cả. Kính cẩn viết tựa. [4a] Niên hiệu Chính Hòa thứ 18 [1697] năm Đinh Sửu, trọng đông [tháng 11], ngày lành. Vâng [4b] chỉ khảo biên: - Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Tham tụng, Hình bộ thượng thư tri Trung thư giám, Lai Sơn tử,thần Lê Hy. - Quang tiến Thuận lộc đại phu, Bồi tụng, Hộ bộ hữu thị lang, Liêm Đường nam, thần Nguyễn QuýĐức. - Hoằng tín đại phu, Bồi tụng, Thái bộc tự khanh, tri Thị nội thư tả, Binh phiên, thần Nguyễn CôngĐổng.1. Đào - âm, đế - hổ: là những chữ Hán có dáng chữ gần giống nhau, sao chép thường hay nhầm lẫn, chỉ chung tình trạng sai lạctrong các văn bản cổ.2. Chỉ vua Lê Hy Tông (ở ngôi từ 1676 – 1705).3. Hoa cổn: áo lễ của vua ban thêu hình rồng cuộn, chỉ sự vinh hiển tột bậc. 1 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển Thủ - Tựa Đại Việt Sử Ký Tục Biên - Hoằng tín đại phu, Bồi tụng, Hồng lô tự khanh, tri Thị nội thư tả, Hộ [5a] phiên, thần Vũ Thạnh. - Hoằng tín đại phu, Bồi tụng, Phụng Thiên phủ doãn, tri Thủy sư, thần Hà Tông Mục. - Tiến công lang, Bồi tụng, Lại khoa cấp sự trung, tri Thị nội thư tả, Hộ phiên, thần Nguyễn Hành. - Tiến công lang, Hộ khoa cấp sự trung, thần Nguyễn Trí Trung. - Tiến công lang, Công khoa cấp sự trung, thần Nguyễn Đương Bao. - Cẩn sự lang, Hàn lâm viện hiệu lý, thần Nguyễn Mại. - Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện hiệu thảo, thần Nguyễn Hồ. - Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện hiệu thảo, thần Ngô Công Trạc [5b]. - Tiến công lang, Chiêu Văn quán tư huấn, thần Trần Phụ Dực. - Tiến công lang, Chiêu Văn quán tư huấn, thần Đỗ Công Bật. - Nội sai đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu, Tư lễ giám tổng thái giám, phó tri Thị nội thư tả, Binhphiên, Khoan Hải hầu, thần Phạm Đình Liêu phụng giám đằng san (vâng mệnh trông coi việc viết chữ vàin). - Nội sai đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Tư lễ giám đồng tri giám sự, Thiêm tri Binh bộ thư tảlệnh sử, Hiệu Nghĩa hầu, thần Nguyễn Thành Danh phụng giám đằng san. - Nội sai đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Tư lễ giám tả giám thừa [6a], Khuê Tường hầu, thầnNguyễn Tuấn Đường phụn ...

Tài liệu được xem nhiều: