Lễ hội Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một hình thái thờ cúng tổ tiên kết hợp với các nghi lễ Vương phủ ở TK XVII - XVIII. Hình tượng, biểu tượng văn hóa ở lễ hội chính là những sắc thái nhân văn và công nghiệp của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và Vương Mẫu ông. Lễ hội Phủ Trịnh còn phản ánh đặc trưng văn hóa của xã hội Việt Nam ở TK XVII - XVIII và giá trị văn hóa truyền thống, mạch nguồn có từ thời trước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội Phủ Trịnh nhìn từ góc độ văn hóaNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI LỄ HỘI PHỦ TRỊNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA PGS.TS. Lê Văn Tạo1 Tóm tắt: Lễ hội Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là mộthình thái thờ cúng tổ tiên kết hợp với các nghi lễ Vương phủ ở TK XVII - XVIII. Hình tượng,biểu tượng văn hóa ở lễ hội chính là những sắc thái nhân văn và công nghiệp của Thế TổMinh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và Vương Mẫu ông. Lễ hội Phủ Trịnh còn phản ánh đặctrưng văn hóa của xã hội Việt Nam ở TK XVII - XVIII và giá trị văn hóa truyền thống, mạchnguồn có từ thời trước. Việc phục dựng lễ hội Phủ Trịnh ở thời hiện đại cần hướng đến sựbảo tồn có chọn lọc, tạo nên những giá trị điển hình, đặc trưng riêng, đồng thời đảm bảo choviệc duy trì bền vững lâu dài của lễ hội trong bối cảnh mới. Từ khóa: Biểu tượng văn hóa; lễ hội Phủ Trịnh; bảo tồn; phát huy giá trị 1. Dấu tích lịch sử về việc thờ cúng tổ tiên của nhà Trịnh ở TK XVII - XVIII ở PhủTrịnh, Nghè Vẹt Thờ cúng tổ tiên của người Việt có lịch sử từ rất xa xưa, có thể khởi thủy từ thời vănhóa Đông Sơn. Đây là một nghi lễ đặc biệt của người sống đối với người đã đi vào “cõi linh”,đồng thời đó còn là một thái độ tri ân đối với “bề trên” của con cháu trong dòng họ. Khi Nhogiáo phát triển, việc thờ cúng tổ tiên được đặc biệt chú trọng, xem đó là một phần thể hiện ở“Hình Nhi Hạ” cái tinh thần, tư tưởng của “Hình Nhi Thượng” theo luận thuyết của NhoGiáo. Sách Luận Ngữ viết về hành vi cần có của người làm con là “Sinh sự chi dĩ lễ, tử tángchi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ” nghĩa là: khi cha mẹ còn sống thì lấy lễ mà cung phụng, chết thì lấy lễmà táng, lấy lễ mà tế…Tuy nhiên, cái nghĩa của hai chữ “Đạo Hiếu” mà Khổng Tử coi trọnglà ở tâm ý hơn là hình thức, ông cho rằng: Phụng hiếu cha mẹ khi còn sống phải khiêmnhường, nhẹ nhàng, nhẫn nhại can ngăn nếu thấy có trái ý mình, dẫu đau đớn, nhọc tâmnhưng phận làm con vẫn phải kiệm nhịn, không bao giờ được oán giận cha mẹ. “Sự phụ mẫucơ gián, kiến chi bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán” và “Lễ dữ kỳ xa dã, ninh kiệm;Tang dữ kỳ dị dã, ninh thích”2, tức: Lễ mà xa xỉ thì thà rằng kiệm ước vẫn hơn; tang mà nghivăn quá thì rằng thương buồn còn hơn… Với tinh thần đó, người Việt khá giản dị về hìnhthức trong việc cúng tế gia tiên, nhưng lại rất chu toàn lễ tiết. Vị trí bàn thờ tổ tiên được chọnđặt nơi trang trọng nhất của căn nhà, hay có điều kiện một dòng họ lập riêng một điện thờ tổ (nhàthờ họ), việc thờ cúng được trịnh trọng thực hiện hàng năm vào các ngày “nhật kỵ” tức ngày giỗ,ngày “sóc” tức ngày mùng một đầu tháng âm lịch, hay ngày “vọng” là ngày rằm của tháng… Nghi thức thờ cúng tổ tiên được điển chế hóa ghi trong bộ Quốc triều hình luật biênsoạn hoàn chỉnh vào thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497). Bộ luậtkhẳng định nghĩa vụ của con, cháu trong một gia tộc: “Con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời(tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ); ruộng hương hỏa, ruộng1 Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Trần Trọng Kim (2012), Nho giáo, NXB Thời đại, tr 132 - 13382 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIđèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầmbán…”3. Sách Thọ mai gia lễ của thời Nguyễn đã cụ thể hóa các công việc, văn khấn, nghithức, ăn mặc, lễ tiết trong tang ma, giỗ cúng. Ngoài ra, trong bộ luật Gia Long thời Nguyễncòn quy định nhiều chế tài, quy định trách nhiệm, quyền thừa hưởng điền địa, gia sản cho concháu, người được hưởng điền địa, gia sản theo luật dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên4. Mặt khác, cho thấy việc cúng tế tổ tiên của các vua, chúa lại hàm chứa thêm những vấnđề rộng lớn hơn, bởi vua là Thiên Tử, việc của vua là trách nhiệm của muôn dân, do vậy, khivua, chúa tổ chức tế lễ tổ tiên thì được xem như một “Quốc Lễ”. Sách Đại Việt sử ký toàn thưđã ghi chép khá cụ thể ngay sau khi lên ngôi thì vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng Điện LamKinh làm nơi thờ Tiên Tổ, theo lệ hàng năm mỗi kỳ đầu xuân các vua Lê sơ đều thực hànhnghiêm túc việc về tổ chức nghi lễ thờ cúng ở điện Lam Kinh. Điểm cần lưu ý là việc tranhluận giữa Nguyễn Trãi và Lương Đăng vốn là hai quan văn đầu triều về Lễ - Nhạc quốc triều,trong đó Lương Đăng trình vua Lê Thái Tông rằng: Lễ Nhạc không nên dùng các trò hát múarí ren, hát chèo vì đó là dâm nhạc5. Vua Lê Thái Tông nghe theo cho Lương Đăng chủ trì biênsoạn Lễ Nhạc. Các trò diễn được đưa vào các kỳ bái yết ở Lam Kinh là các vũ nhạc “hân cacông trạng như trò múa nhạc bình Ngô, diễn cảnh thịnh trị thái bình như Chư hầu lai triều, vũnhạc oai hùng như Trống đồng ra trận…”. Tuy nhiên, năm Thái Hòa 6 (1448), khi vua LêNhân Tông xa giá đến bái yết Sơn lăng thì dân chúng nô nức kéo nhau ra trước xa gi ...