Thông tin tài liệu:
Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở Việt Nam chưa được nghiên cứu rộng rãi mặc dù đã có nhiều bảng chỉ số dinh dưỡng cho nhiều loại cây trồng (Bryson và Mills 2014). Điều này đã mở ra một cơ hội trong dự án để Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI) có thể không chỉ thiết lập phòng phân tích đất và giống cây trồng chất lượng cao mà còn chỉ ra cân bằng dinh dưỡng của hệ thống cây trồng. Việc kiểm tra phòng phân tích chất lượng cao một cách rõ ràng sẽ là một thành tựu của Dự án AGB-2012-059 và hỗ trợ vai trò của SFRI trong nghiên cứu khoa học, mở rộng và đánh giá quá trình ứng dụng. Để đạt được mục tiêu này, nhiều hoạt động đã được thực hiện, trong đó một thử nghiệm nhỏ đã được đưa ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo dinh dưỡng và quản lý: Lợi ích của phòng phân tích chất lượng cao
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Đảm bảo dinh dưỡng và quản lý: Lợi ích
của phòng phân tích chất lượng cao
Bui Bich Luong1, Do Duy Phai1, Pham Dinh Rinh1, Le Thi My Hao1, Bui Hai
An1, Mai Thi Ha1, Phùng Thị Mỹ Hạnh1, Trần Minh Tiến1, Phan Thúy Hiền2,
Paul Milham3
Cơ quan
1
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội, Việt Nam
2
Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC
3
Viện Môi trường Hawkesbury, and Trường Đại học Khoa học và Y tế, Đại học Tây
Sydney, LB1797 Penrith, NSW 2751, Australia
Tác giả đại diện:
p.milham@westernsydney.edu.au
Từ khóa:
Điều tra dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng phân tích đất, phát triển phân tích
thực vật
138 Giới thiệu
Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở Việt Nam chưa được nghiên cứu
rộng rãi mặc dù đã có nhiều bảng chỉ số dinh dưỡng cho nhiều loại cây
trồng (Bryson và Mills 2014). Điều này đã mở ra một cơ hội trong dự án để
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI) có thể không chỉ thiết lập phòng phân
tích đất và giống cây trồng chất lượng cao mà còn chỉ ra cân bằng dinh
dưỡng của hệ thống cây trồng. Việc kiểm tra phòng phân tích chất lượng
cao một cách rõ ràng sẽ là một thành tựu của Dự án AGB-2012-059 và hỗ
trợ vai trò của SFRI trong nghiên cứu khoa học, mở rộng và đánh giá quá
trình ứng dụng. Để đạt được mục tiêu này, nhiều hoạt động đã được thực
hiện, trong đó một thử nghiệm nhỏ đã được đưa ra.
Biện pháp tiếp cận nghiên cứu
SFRI sử dụng các phương pháp thử nghiệm chuẩn của Việt Nam (SFRI
1998). Mỗi phương pháp được xác nhận hợp lệ theo hệ thống thông qua
việc sử dụng các mẫu chuẩn bằng cách so sánh các kết quả từ phòng thí
nghiệm với các giá trị đích được chứng thực độc lập. Các mẫu chuẩn đã
được chuẩn bị bởi SFRI và được định rõ đặc điểm bằng cách gửi mẫu phân
tích tại Hội đồng Phân tích Đất và Cây trồng Australasian (ASPAC) với các
phòng thí nghiệm có khả năng kiểm tra mẫu. Mẫu chuẩn gồm có đất được
lấy tại đồng bằng sông Hồng và bắp cải tại Hà Nội. Các giá trị trung bình
từ liên phòng thí nghiệm của ASPAC được sử dụng làm giá trị mục tiêu.
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Ví dụ cho phân tích đất là xác đinh pH đất trong dung dịch KCl 1M, và dữ
liệu là các phép đo độc lập được thực hiện trong giai đoạn 2015-17 (Hình
1). Tức là, mẫu cũng đang được sử dụng để kiểm soát chất lượng (QC).
Sự tập trung gần đây đã chuyển từ phân tích đất sang phân tích cây trồng
vì kết quả khảo sát chất dinh dưỡng trong khoảng 30 cây bắp cải ở Sa Pa
và Bắc Hà cho thấy hàm lượng đồng là 3-13 mg/kg và hàm lượng boron
là 3-23 mg/kg, tức là nhiều loại cây trồng có thể thiếu cả hai chất trên.
Các phân tích này được tiến hành tại Australia vì phân tích thực vật ở SFRI
đang ở giai đoạn đầu (Hình 2). Các kết quả ở hình 2 thu được bằng cách áp
dụng công phá mẫu trong hỗn hợp axit nitric và hydrogen peroxide trong
các ống thủy tinh hở trên nhiệt độ kiểm soát khối công phá.
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN
Kết quả
Thực hành phòng thí nghiệm tại SFRI đã được cải thiện bằng cách hiệu
chỉnh thường xuyên dụng cụ đo trọng lượng, thể tích và các thiết bị khác
như máy đo pH, và phân tích các mẫu chuẩn với mỗi lô thử nghiệm. Kết
quả đo độ pH tại mẫu chuẩn tại Đồng bằng Sông Hồng đạt gần với giá
trị trung bình của ASPAC, và sự phân tán, thậm chí là trong vòng hơn hai
năm, là nhỏ (Hình 1).
139
10.00 pH KCl
9.00
8.00
7.00
6.00
ASPAC Mean + 10% Mean - 10% pH KCl
5.00
4.00
7/10/2015
1/12/2015
21/1/2016
30/5/2016
20/9/2016
22/9/2016
14/4/2017
11/5/2017
24/5/2017
20/6/2017
18/7/2017
6/6/2016
5/8/2016
4/2/2017
7/4/2017
4/5/2017
1/6/2017
9/6/2017
6/7/2017
3/8/2017
Hình 1. Dữ liệu cho pHKCl (trục X) trên đất Tham khảo Đồng bằng Sông
Hồng. Các phép đo được thực hiện trong nhiều lần (trục X) từ năm 2015
đến 2017 và mỗi một chấm là kết quả cho một lần đo.
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Việc xác nhận hợp lệ phân tích cây trồng đã được bắt đầu hồi đầu năm
nay và kết quả sơ bộ (Hình 2) đã chỉ ra các chất được công phá trong axi ...