Danh mục

Đảm bảo ổn định tài chính Quốc gia trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.12 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết đánh giá về một số nội dung cơ bản trong hệ thống tài chính quốc gia như: tài chính công, thị trường tài chính, và trình bày những hạn chế trong hệ thống tài chính quốc gia trong lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực dịch vụ tài chính, tài chính ngân sách,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo ổn định tài chính Quốc gia trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 38. 1Hoàng Xuân Hòa* 2Nguyễn Văn Đại** 3Trịnh Chi Mai*** 4Phạm Thái Hà Anh**** Tóm tắt Bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới tới từ những bùng nổ trong công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt trong thương mại quốc tế với chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng cao, những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống của lĩnh vực tài chính đã đặt ra những nhu cầu cấp thiết cho các quốc gia như Việt Nam. Hệ thống tài chính nói chung của Việt Nam đã có những bước tiến lớn và cải thiện dần theo thời gian. Mặc dù vậy, nợ công và hiệu quả đầu tư từ ngân sách vẫn là những vấn đề được nhiều sự chú ý về chính sách, trong khi lĩnh vực tài chính – ngân hàng trải qua những giai đoạn tăng trưởng và suy giảm của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19. Cuối bài viết, tác giả trình bày một số gợi mở để cải thiện tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Từ khoá: Ngân sách nhà nước, tài chính, ngân hàng. 1. Bối cảnh nghiên cứu Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009 đã làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới, trong đó diễn ra sự phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng ngày càng lớn của các nền kinh tế mới nổi, thách thức vị thế dẫn đầu kinh tế của Hoa Kỳ. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển đối với các nguồn tài nguyên, năng lượng đan xen với cạnh tranh và xung đột giữa các mô hình phát triển... Sự phát triển của internet và không gian mạng đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia. * Trợ lý Chủ tịch Quốc hội ** Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân | Email liên hệ: dainv@neu.edu.vn *** Học viện Ngân hàng **** University of the West of England 533 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Xu hướng điều chỉnh chính sách của các nước từ năm 2011 đến nay cũng đã có nhiều sự thay đổi. Nếu như giai đoạn đầu nhiều quốc gia chấp nhận thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng, áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống để khôi phục tăng trưởng, chấp nhận bội chi ngân sách ở mức cao thì những năm gần đây nhiều nước đã chủ động điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng bền vững hơn. Tái cơ cấu ngân sách theo hướng cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công là những biện pháp được nhiều quốc gia lựa chọn. Cùng với đó, nhiều quốc gia phát triển cũng đã từng bước thực hiện “bình thường hóa” chính sách tiền tệ, từng bước điều chỉnh tăng mức lãi suất cơ bản (sau khi đã giảm xuống mức thấp trong giai đoạn khủng hoảng). Đối với Việt Nam, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được xác định là một trong ba trụ cột chính, bên cạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 của Hội nghị Trung ương lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã chỉ rõ “Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng giảm số lượng; giảm nhanh số lượng ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính yếu kém, sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ... để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống”. Ngày 01/11/2016, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó đã kết luận: “Cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng đạt kết quả bước đầu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Nợ xấu và các ngân hàng yếu kém đang từng bước được xử lý”. Bên cạnh đó, Nghị quyết 05 cũng chỉ ra một số bất cập: “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn; nợ xấu tiềm ẩn trong nền kinh tế còn cao, an toàn hệ thống còn nhiều bất cập; thiếu cơ chế xử lý dứt điểm, triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu”; đồng thời nêu một số chủ trương, chính sách lớn về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng trong giai đoạn tiếp theo, trong đó: “Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại. Ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của 534 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: