Danh mục

Đảm bảo sự cân bằng giữa độc quyền sáng chế và quyền tiếp cận dược phẩm trong hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 941.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá, phân tích để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa độc quyền sáng chế và quyền tiếp cận dược phẩm. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo sự cân bằng giữa độc quyền sáng chế và quyền tiếp cận dược phẩm trong hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam ĐẢM BẢO SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ VÀQUYỀN TIẾP CẬN DƢỢC PHẨM TRONG HỆ THỐNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM ENSURING THE BALANCE BETWEEN PATENTS AND THE RIGHT TO ACCESS PHARMACEUTICALS IN VIETNAMS PATENTS PROTECTION SYSTEM Phạm Thanh Trang TÓM TẮT: Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi xuất hiện nhiều kiến nghị từbỏ bằng độc quyền sáng chế (ĐQSC) nhằm bảo vệ quyền tiếp cận dược phẩm (TCDP)của cộng đồng, vấn đề đặt ra với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là phảinhận ra khi nào sự tác động của ĐQSC lên quyền TCDP tạo ra thế “mất cân bằng”cần phải điều chỉnh, và điều chỉnh sao cho không đi ngược với các cam kết quốc tế. Từđó, bài viết đánh giá, phân tích để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống bảohộ sáng chế của Việt Nam nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa độc quyền sáng chế vàquyền tiếp cận dược phẩm. Từ khóa: độc quyền sáng chế, dược phẩm, quyền tiếp cận dược phẩm ABSTRACT: In the context of the COVID-19 pandemic having many appeals to rejectpatents to protect the publics right to access pharmaceuticals, an urgent problem arisingfor developing countries like Vietnam is to recognize when the impact of patents on accessto pharmaceuticals creates an “unbalanced” situation that needs to be adjusted in the waythat not go against international commitments. Hence, the article evaluates and analyzes topropose some solutions to accomplish the law of the Vietnamese patents protection systemon ensuring the balance between patents and the right to access pharmaceuticals. Keywords: patents, pharmaceuticals, right of access to pharmaceuticals1. Sự mất cân bằng giữa bằng độc quyền sáng chế và quyền tiếp cận dược phẩm;phương pháp hạn chế chúng Tác động của bằng ĐQSC lên quyền TCDP trở nên mất cân bằng khi con ngườibị hạn chế TCDP một cách quá mức tối thiểu cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe lànhmạnh của mình, trong khi tồn tại giải pháp điều chỉnh hệ thống bằng ĐQSC để nângcao khả năng TCDP của con người. Thực tiễn đời sống cho thấy những trường hợp đặc Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội; Email: tranghtnl@gmail.com 204biệt sau, quyền TCDP bị hạn chế quá mức và hệ thống bảo hộ sáng chế cần được điềuchỉnh: Thứ nhất, trong một vài trường hợp, sự ĐQSC có thể làm phương hại đến nhữnglợi ích cộng đồng cần được ưu tiên. Chẳng hạn, trong bối cảnh gia tăng nhu cầu TCDPgiữa đại dịch COVID-19, bằng ĐQSC cản trở những người có thu nhập thấp TCDP dochủ sở hữu độc quyền định đoạt giá dược phẩm. Sự cản trở đó có thể tác động tiêu cựctới sức khỏe cộng đồng. Để hạn chế thực trạng này, nhiều quốc gia đã xây dựng quyđịnh về li-xăng bắt buộc, cho phép tổ chức, cá nhân không nắm ĐQSC sử dụng sángchế trong một vài trường hợp đặc biệt mà không cần sự đồng ý từ chủ sở hữu sáng chế.Do thực tiễn đời sống đa dạng, Hiệp định TRIPS lẫn Tuyên bố Doha1 đã trao cho cácquốc gia quyền tự do xác định cơ sở cấp li-xăng, khiến căn cứ cấp li-xăng bắt buộc trởnên đa dạng trong pháp luật mỗi quốc gia. Thứ hai, duy trì độc quyền phân phối sáng chế sau khi sáng chế đã được đưa vàothị trường sẽ gây ra tình trạng thiếu dược phẩm và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năngTCDP của cộng đồng, bởi chủ sở hữu có quyền quyết định sáng chế của mình có đượctiếp tục lưu thông trong thị trường hay không. Thực trạng này được các quốc gia hạnchế bằng quy định về hết quyền và nhập khẩu song song (NKSS). Trong đó, NKSS lànhập và bán lại dược phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu; và “hết quyền”nghĩa là một khi sáng chế được đưa ra thị trường, chủ sở hữu không còn quyền đối vớiviệc phân phối sáng chế. Thứ ba, khi đối tượng được bảo hộ ĐQSC được đề ra với phạm vi quá rộng,không chỉ bảo hộ về hoạt chất, quy trình sản xuất mà còn bảo hộ các tiểu nhóm chất,dạng dùng, sẽ gây ra thực trạng “patent thicket” - một sáng chế được bảo hộ bởi nhiềubằng ĐQSC khác nhau, đòi hỏi bên thứ ba muốn tiếp cận sáng chế phải vượt qua nhiềubằng ĐQSC. Nhằm hạn chế thực trạng này, nhiều quốc gia đã tận dụng sự linh hoạtcủa Hiệp định TRIPS vào thực tiễn giải thích thế nào là “sản phẩm” và “quy trình”,căn cứ rằng hiệp định chỉ định nghĩa sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới hai dạng trên,chứ không làm rõ nội hàm hai khái niệm này. Thứ tư, tính dễ bị lạm dụng của bằng ĐQSC sẽ gây ra tình trạng “evergreening” -xảy ra khi điều kiện để cấp bằng ĐQSC cho dược phẩm chỉ bao gồm tính mới, trình độ1 Điều 5(b) Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng đồng. 205sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp, và một vài đối tư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: