Qua tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki đã thể hiện niềm đam mê bất tận của mình với cái đẹp, đam mĩ trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách sáng tác của ông. Mang tâm thức con người Nhật Bản, với những hà khắc của thiên nhiên, với niềm rung cảm trước cái đẹp sớm phai tàn như một quy luật tất yếu, cái đẹp trong tác phẩm của Tanizaki thường gắn liền với nỗi buồn và cô đơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đam mĩ trong chân dung nàng Shunkin của Tanizaki KunichiroJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 3-10This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0082ĐAM MĨ TRONG CHÂN DUNG NÀNG SHUNKINCỦA TANIZAKI JUNICHIROĐào Thị Thu HằngPhòng Tạp chí & TTKHCN, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Qua tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki đã thể hiện niềm đam mê bấttận của mình với cái đẹp, đam mĩ trở thành một phần không thể thiếu trong phong cáchsáng tác của ông. Mang tâm thức con người Nhật Bản, với những hà khắc của thiên nhiên,với niềm rung cảm trước cái đẹp sớm phai tàn như một quy luật tất yếu, cái đẹp trong tácphẩm của Tanizaki thường gắn liền với nỗi buồn và cô đơn. Vẻ đẹp của người nữ trongvăn chương Tanizaki thường lộng lẫy, quý phái, dù chưa hoàn hảo, thậm chí đôi khi còn đingược với quy chuẩn thẩm mĩ và đạo đức thông thường, nhưng luôn xứng đáng được tônthờ. Từ đam mĩ đến đam mĩ trong tiểu thuyết Tanizaki, ta thấy hiển hiện một phần chândung không thể thiếu của văn chương xứ Phù Tang.Từ khóa: Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki, đam mĩ.1.Mở đầuTanizaki Junichiro (1886-1965) là nhà văn Nhật Bản tôn thờ cái đẹp và tình yêu theo cáchriêng của mình. Không quá màu mè, buông thả theo kiểu phương Tây nhưng cũng không hoài cổtheo khuynh hướng truyền thống, “sự nhiệt thành” và “đam mê” luôn được coi là hai yếu tố xuyênsuốt các tác phẩm của ông khiến người đọc có cảm giác ông yêu cái đẹp đến điên cuồng! Nhiềunhà nghiên cứu như Chambers, Anthony.H [1], Donald Keene [2], Dai Yujin [3], Ito, KenK. [7]đã từng đề cập đến vấn đề này và đều khẳng định Tanizaki tôn thờ cái đẹp như người ta sùng đạo.Tiếp nối nguồn khơi gợi, trong bài báo này, chúng tôi tập trung tìm hiểu niềm đam mĩ của ôngtrong tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin.2.2.1.Nội dung nghiên cứuTừ chủ nghĩa đam mĩNgười Nhật Bản – với bản tính hòa hợp, yêu thiên nhiên - ngay từ thời cổ sơ đã có một tháiđộ sống rất duy mĩ, duy tình. Nihongi – Nhật Bản thư kỉ, bộ lịch sử huyền thoại về sự hình thànhNhật Bản có kể lại câu chuyện về Sơn Thần, vị thần có hai cô con gái mà người rất mực yêu quý làcông chúa Hoa (Konohana Sakuya – Hoa Mộc Tiếu) và công chúa Đá (Iwanaga – Nham Trường).Tuy không nói ra, nhưng trong lòng Sơn Thần vẫn có chút thiên vị với công chúa Đá – bởi nàng làhiện thân của sức mạnh trường cửu. Trong khi hai công chúa đương tuổi cập kê thì xuất hiện mộtNgày nhận bài: 15/12/2016. Ngày sửa bài: 20/4/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017Liên hệ: Đào Thị Thu Hằng, e-mail: daothuhang17@gmail.com3Đào Thị Thu Hằngchàng trai tên là Ninigi (cháu trai của nữ thần Mặt trời) – tài đức vẹn toàn. Sơn Thần ưng lắm, bènướm hỏi chàng xem chàng thích ai trong hai công chúa, Thần sẽ gả con gái cho chàng. Chàng traingay khi nhìn thấy hai công chúa, đã bị vẻ đẹp rực rỡ của công chúa Hoa mê hoặc. Không chút dodự và toan tính, chàng lựa chọn theo tiếng gọi của trái tim, bước về phía nàng Hoa. Chỉ sau mộtđêm gặp gỡ, Konohana Sakuya đã hoài thai; Iwanaga – hổ nhục và tức giận – lớn tiếng: “Hỡi conngười! Ngươi đã quyết định bỏ qua sự trường cửu mà ôm ấp cái đẹp phù du, ta sẽ cho cuộc đời cácngươi không trường sinh bất lão, như bông hoa kia sớm nở tối tàn mà thôi!” [4]. Nhưng bất chấp,chàng trai vẫn kiên định với chọn lựa của mình, chàng thà có cuộc đời ngắn ngủi bên cái Đẹp cònhơn là sự Vĩnh cửu.Người Nhật cứ sống như vậy, chọn lựa như vậy, hồn nhiên từ thuở hồng hoang, yêu cái đẹpđã trở thành tình yêu máu thịt. Đến thời Heian (thế kỉ IX đến thế kỉ XII), niềm đam mê cái đẹp đãtrở thành tên gọi: mono aware (vật ai – dịch sát là nỗi buồn sự vật). Cái đẹp gắn với nỗi buồn! Lígiải điều này, Kawabata Yasunari, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1964 của Nhật Bản cho rằng: “. . .ra đời vào giai đoạn rực rỡ nhất của nền văn hóa vương triều, lúc nền văn hóa đó đã chín muồi vàchuẩn bị đi vào sự lụi tàn. Người ta cảm thấy sự buồn bã của một cái gì sắp mất, giai đoạn cuốicủa một thời đại vinh quang, ngọn triều cao của văn hóa vương triều Nhật Bản” [6]. Như vậy cáiđẹp gây hiệu ứng “nỗi buồn sự vật” là cái đẹp đã ở đỉnh cao, gây nên cảm giác tiếc nuối về sự tànphai không tránh khỏi. Cảm xúc mono aware sẽ chỉ nảy sinh với người thực sự yêu và trân trọngcái Đẹp một cách sâu sắc.Trong rất nhiều cảm thức thẩm mĩ truyền thống của người Nhật như yugen, sabi, wabi,karumi. . . thì aware luôn là cảm thức đứng đầu, chủ đạo và có sức ảnh hưởng lớn. Suzuki Setsukotừng cho rằng aware “là một khái niệm văn học và mĩ học phát triển đến đỉnh cao vào thời Heian.Trung tâm của khái niệm này là một cách lí giải sâu sắc mạnh mẽ đối với cái đẹp mong manh ngắnngủi của tự nhiên và mọi dạng thức của cuộc đời này. Bởi vậy, thường thì khái niệm này hàm ẩnmột sắc nét buồn nào đó nhưng tuỳ theo từng trường hợp và thời điểm, nó có thể đi cùng với sự tánthưởng, sùng kính hay niềm vui” [9].Không phải vô cớ, Truyện Genji của nữ sĩ Murakami Shikibu, ...