Cách kể 'hỗn độn' trong truyện ngắn Murakami Haruki
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0076 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 3-10 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁCH KỂ “HỖN ĐỘN” TRONG TRUYỆN NGẮN MURAKAMI HARUKI Đào Thị Thu Hằng1 và Hoàng Thị Mỵ2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Murakami Haruki là nhà văn hậu hiện đại đã sử dụng tính hỗn độn như là nền tảng tự sự trong truyện ngắn. Ông có thể kể một câu chuyện dung dị, một câu chuyện hoang đường, thậm chí là truyện thực hư lẫn lộn, nhưng không bao giờ ông né tránh sự hỗn độn. Hỗn độn đã trở thành nguyên tắc nhìn đời, cách ứng xử với nghệ thuật và quan trọng hơn là cách để nghệ thuật đến với con người, giúp họ nhận thức thế giới ở chiều sâu vốn có của nó. Tự sự ngôi thứ nhất của Murakami đã phát huy thế mạnh trong việc hỗn độn hóa nghĩa và cách tiếp cận văn bản từ phía người đọc. Từ khóa: Murakami Haruki, cách kể hỗn độn, truyện ngắn, chủ nghĩa hậu hiện đại. 1. Mở đầu “Hỗn độn” (Chaos) là một trong những phạm trù triết mĩ của chủ nghĩa hậu hiện đại. Lê Huy Bắc, người đầu tiên áp dụng khái niệm này trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam nêu định nghĩa: “Hỗn độn ở đây được hiểu theo nghĩa cái gì đó mất trật tự, không theo một quy tắc nào và là một sự không thống nhất, một tổ hợp của nhiều dị biệt mà không chịu bất kì phán xét từ một dị biệt nào” [1;232]. Như thế, hỗn độn là khởi nguyên của vũ trụ và cả nhân sinh, thoạt kì thuỷ thì tồn tại không theo một trật tự và một nề nếp nào cả. Về sau do sự “trục lợi” cá nhân hoặc của một nhóm đặc quyền nào đó mà trật tự dần lấn át hỗn độn, tạo cho xã hội một “lề lối” mà nếu ai đó vi phạm thì người đó bị xem là xấu xa, phản động, thậm chí là tâm thần. Xã hội được thiết lập trên trật tự. Từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỉ hai mươi, đa phần nhân loại sống trong trật tự, nhưng kể từ khi Giải cấu trúc ra đời, khi nhân loại bước sang kỉ nguyên hậu hiện đại, thì trật tự xã hội đã bị lung lay dữ dội, dẫn đến nguy cơ hỗn độn hoá thế tục trên diện rộng. Các nhà hậu hiện đại nắm được hiện tượng này nên đã đưa vào tác phẩm như là sự cảnh báo về sự sụp đổ nhân sinh. Thế kỉ XXI tiếp nối đà phát triển của thế kỉ trước với những thành tựu khoa học kĩ thuật kì vĩ. Sự phổ biến của máy vi tính, mạng xã hội, truyền thông không dây, vũ khí hoá học, sinh học, lade,. . . cùng những đại sự kiện xã hội như: bức tường Berlin bị phá bỏ (vào thế kỉ trước), hạt của Chúa, sự chuyển hướng toàn cầu của các thể chế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. . . đã tạo nên sự hỗn độn và khiến con người đánh mất niềm tin vào nhiều giá trị từng được tôn thờ. Xã hội ấy tạo nên những con người cô đơn, lạc lõng. Họ xa lạ với nhiều điều ngỡ như bình thường trong cuộc sống. Họ trở thành người thừa, sống cuộc sống khác lạ với đám đông ồn ào náo nhiệt của thời đại kim tiền và dục vọng quyền lực. Vì lẽ đó, đọc tác phẩm của những nhà văn hậu hiện đại, chúng Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên hệ: Đào Thị Thu Hằng, e-mail: daothuhang17@gmail.com/ hoangmy0311@gmail.com 3 Đào Thị Thu Hằng và Hoàng Thị Mỵ ta luôn thấy xuất hiện sự hỗn độn này. Bài viết này của chúng tôi nhằm nghiên cứu một trường hợp riêng biệt, về cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn của Murakami Haruki. 2. Nội dung nghiên cứu Sự hỗn độn trước hết thể hiện trong cách kể. Các ngôi kể truyền thống, thứ nhất và thứ ba bị vi phạm nghiêm trọng trong sáng tác của Murakami, Paul Auster hay Orhan Pamuk. . . Ở đó người kể xưng “tôi”, chốc chốc lại biến đổi sang ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan bên ngoài, thậm chí điểm nhìn đó còn được trao cho một nhân vật nào đó trong truyện, khiến cho số lượng người kể (đồng nghĩa với người chứng) không ngừng tăng thêm. Việc làm này cốt để khẳng định với người đọc rằng, nhà văn đã nỗ lực tối đa việc khách quan hoá điểm nhìn và giọng điệu. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Dường như mỗi người kể đều có ý thức về tiếng nói của mình. Họ đòi sự bình đẳng và đòi có nhiều tiếng nói cùng hướng và ngược hướng về các sự vật hiện tượng đang xảy ra. Biến thể dễ thấy của cảm quan hỗn độn này chính là sự mịt mùng không lối thoát của cái thế giới vô thức đầy vướng mắc của con người trong nhiều tác phẩm của Murakami. Nét tâm lí của Naoko hay Kizuki (trong Rừng Nauy) chẳng chịt tựa rừng thẳm. Nó hút vào mình mọi chuyển động và sức sống của con người, khiến cuộc sống của họ như thể đang nhích dần đến cái đích của sự sống là cõi tối của cái chết tựa rừng thẳm, cái nơi chốn họ chẳng muốn nhưng chẳng thể nào khác. Thêm nữa, nhãn quan hỗn độn này còn được thể hiện ở chính mĩ học tiếp nhận. Nếu người đọc không chấp nhậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Murakami Haruki Cách kể hỗn độn Chủ nghĩa hậu hiện đại Nhà văn hậu hiện đại Đặc trưng văn xuôi Nhật Bản Văn học hậu hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee
12 trang 78 1 0 -
171 trang 52 0 0
-
Hiện tượng tôn giáo mới trong vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
12 trang 31 0 0 -
Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam
13 trang 24 0 0 -
Xu hướng nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ dân tộc thiểu số
8 trang 24 0 0 -
Chất kịch trong trái tim chó của M.Bulgakov
7 trang 23 0 0 -
Victor Pelevin – nhà văn của kỷ nguyên mới
6 trang 23 0 0 -
Một số quan điểm về thế giới quan của chủ nghĩa hậu hiện đại
8 trang 20 0 0 -
Những vấn đề về giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay: Phần 1
182 trang 20 0 0 -
Báo cáo Chủ nghĩa hậu hiện đại ở châu Âu và một vài phê phán đối với lý thuyết quan hệ quốc tế.
11 trang 20 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết John Maxwell Coetzee
207 trang 19 0 0 -
Chủ nghĩa hậu hiện đại, tồn tại hay không tồn tại - PGS.TS. Nguyễn Văn Dân
13 trang 18 0 0 -
Trò chơi ngôn ngữ trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XXI
8 trang 18 0 0 -
Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết 'Thành phố thủy tinh' của Paul Auster
5 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê
97 trang 15 0 0 -
Truyện ngắn Người cóc của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc nhìn hậu hiện đại
9 trang 14 0 0 -
52 trang 14 0 0
-
Con đường từ 'hệ lụy' đến 'tự do' trong tiểu thuyết Haruki Murakami
9 trang 13 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tiểu thuyết Vũ Đình Giang từ góc nhìn hậu hiện đại
105 trang 13 0 0 -
Mờ hóa trong một số tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee
6 trang 13 0 0