Danh mục

Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.16 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với nghiên cứu văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, hiếm có trường phái lý thuyết nào gây được nhiều sự hào hứng và cả hoài nghi hơn chủ nghĩa hậu hiện đại. Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời gian qua là một việc làm cần thiết. Bắt đầu từ các tranh luận – đối thoại của giới nghiên cứu văn học Việt Nam về những vấn đề lý thuyết văn học, bài viết đi sâu vào việc phân tích những đặc trưng của văn học hậu hiện đại Việt Nam theo các quan niệm khác nhau của các nhà lý luận – phê bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ðẠI TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM Phan Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Dũng Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế TÓM TẮT ðối với nghiên cứu văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX - ñầu thế kỉ XXI, hiếm có trường phái lý thuyết nào gây ñược nhiều sự hào hứng và cả hoài nghi hơn chủ nghĩa hậu hiện ñại. Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện ñại trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời gian qua là một việc làm cần thiết. Bắt ñầu từ các tranh luận – ñối thoại của giới nghiên cứu văn học Việt Nam về những vấn ñề lý thuyết văn học, bài viết ñi sâu vào việc phân tích những ñặc trưng của văn học hậu hiện ñại Việt Nam theo các quan niệm khác nhau của các nhà lý luận – phê bình. Bất cứ quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học ở một quốc gia nào cũng ñược ghi dấu ấn bằng những cách hiểu mang bản sắc riêng của không gian văn hoá và tính truyền thống trong tư duy lý luận văn học ở quốc gia ñó. Bao giờ cũng vậy, bản thân những bản dịch từ nguyên tác chỉ mới là giai ñoạn khởi ñầu cho việc tiếp nhận một trường phái lý thuyết. Tuy bản thân quá trình chuyển ngữ cũng ñã bao hàm tính chất của sự tiếp nhận, bởi dịch thuật phần nào ñó vẫn mang tính sáng tạo cá nhân của người dịch trong cách hiểu, tuy nhiên, phải ñến sự xuất hiện của những cách hiểu mang tính sáng tạo bản ñịa, và sau ñó là những ứng dụng vào thực tiễn, thì một lý thuyết mới thực sự bước vào ñời sống của không gian tiếp nhận. Chính vì vậy, sự sôi ñộng, thậm chí là tranh luận trong ñời sống học thuật nước nhà về vấn ñề hậu hiện ñại gần 20 năm qua (tạm lấy ñiểm mốc bắt ñầu từ năm 1991) cũng ñã ñể lại một “di sản” nhất ñịnh. Dẫu còn nhiều bề bộn, nhưng những cách hiểu hậu hiện ñại mang bản sắc Việt cũng ñã chứng minh cho sức sống và sự lan toả của một vấn ñề lý thuyết văn học, hơn thế nữa, một khát vọng hoà mình vào bối cảnh và tâm thức chung của nhân loại trong thế kỉ mới. 1. ðặc trưng ñối thoại và tranh luận về chủ nghĩa hậu hiện ñại trong nghiên cứu văn học ðặc trưng lớn nhất trong tiến trình tiếp nhận văn học hậu hiện ñại ở Việt Nam ñó là tính ñối thoại, tranh luận giữa các nhóm cách hiểu khác nhau về trường phái lý thuyết văn học này. Nếu quá trình tiếp nhận những trường phái lí luận phương Tây ở Việt Nam như thi pháp học, tự sự học, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức Nga… các cách hiểu thường mang tính bổ sung, làm tiền ñề cho nhau, thì ở hậu hiện ñại, mỗi nhà 5 nghiên cứu lại có luận ñiểm trái ngược, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau. Tranh luận và ñối thoại về chủ nghĩa hậu hiện ñại trong văn học Việt Nam có cả hình thức gián tiếp và trực tiếp. Gián tiếp là qua những luận ñiểm khác nhau giữa các tác giả trong các bài viết của mình. Trực tiếp là qua những cuộc tranh luận, ñối thoại công khai với nhau ñăng tải trên các báo và tạp chí. Hai hình thức tranh luận – ñối thoại này cũng thường gắn với hai mảng cơ bản, ñó là tranh luận - ñối thoại về những vấn ñề lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện ñại nói chung và tranh luận – ñối thoại về văn học hậu hiện ñại ở Việt Nam. ðối với các tranh luận về những vấn ñề lý thuyết văn học hậu hiện ñại nói chung, chúng ta có thể nhận thấy một số các thông tin hết sức cơ bản trong các bài viết và công trình của các nhà nghiên cứu là trái ngược nhau, thậm chí phủ ñịnh nhau quyết liệt, dù các tác giả này trực tiếp hay gián tiếp ñối thoại với nhau. Ví dụ, Nguyễn Văn Dân trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện ñại hay hiện tượng chồng chéo khái niệm [1, trang 108] ñã xem chủ nghĩa ða ða, chủ nghĩa siêu thực là những trào lưu nghệ thuật có trước hậu hiện ñại. Do ñó, những vấn ñề do hậu hiện ñại ñề xuất như phi lý tính, phi chủ thể, phi xác ñịnh về không gian và thời gian thực chất ñã tồn tại trong văn học hiện ñại (chủ nghĩa ða ða, chủ nghĩa siêu thực) từ lâu. Trong bài viết của mình, cuối cùng Nguyễn Văn Dân kết luận : “Vậy là về mặt lí thuyết, những gì mà những người ñề xướng chủ nghĩa hậu hiện ñại chủ trương thì hầu hết ñã có ở chủ nghĩa hiện ñại” [1, trang 126]. Tuy nhiên, Lê Huy Bắc trong các bài viết của mình, ñặc biệt là hai bài viết Truyện ngắn hậu hiện ñại [1, trang 415] và Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện ñại [ñăng trong kỉ yếu hội thảo Hậu hiện ñại – Lý luận & tiếp nhận do khoa Ngữ văn – ðH Khoa học tổ chức] lại xem chủ nghĩa ða ða là một trào lưu nghệ thuật thuộc hậu hiện ñại. Trong bài viết Truyện ngắn hậu hiện ñại, Lê Huy Bắc vẫn còn ngập ngừng, dù vẫn xếp ða ða vào chung trong trào lưu nghệ thuật hậu hiện ñại : “Còn với chủ nghĩa hậu hiện ñại thì ta có : chủ nghĩa ða ða (theo Hassan, nhưng có lẽ không ổn vì ða ða ra ñời và tồn tại trong khoảng 1916 – 1922), tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa cực hạn” [1, trang 424]. Tuy nhiên, ñến bài viết Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện ñại thì tác giả ñã xác ñịnh rõ quan niệm của mình là : “Từ tất cả các căn cứ trên, chúng tôi ñề xuất cách hiểu khái niệm Chủ nghĩa hậu hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: