Thông tin tài liệu:
Ngân lưu là yếu tố chính trong việc định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu chiết khấu(DCF). Để xác định ngân lưu, ta thường bắt đầu bằng việc đo lường thu nhập. Lấy ví dụ,ngân lưu tự do của một doanh nghiệp được dựa vào thu nhập hoạt động sau thuế. Ngượclại, việc ước lượng ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu được bắt đầu từ thu nhập ròng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Damodaran viết về Định giá -Tóm tắt chương 3, 4, 5 và 6Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Damodaran Chương 3, 4, 5, và 6Niên khoá 2007-2008 Damodaran viết về Định giá Tóm tắt chương 3, 4, 5 và 6Ngân lưu là yếu tố chính trong việc định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu chiết khấu(DCF). Để xác định ngân lưu, ta thường bắt đầu bằng việc đo lường thu nhập. Lấy ví dụ,ngân lưu tự do của một doanh nghiệp được dựa vào thu nhập hoạt động sau thuế. Ngượclại, việc ước lượng ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu được bắt đầu từ thu nhập ròng.Phân loại ngân lưuCó ba cách phân loại ngân lưu. Cách thứ nhất là phân biệt giữa ngân lưu của vốn chủ sởhữu và ngân lưu của cả doanh nghiệp. Ngân lưu của vốn chủ sở hữu là ngân lưu dành chonhà đầu tư vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp, và vì thế, đó là ngân lưu còn lại sau khi đãtrừ toàn bộ ngân lưu gắn với nợ (thanh toán lãi vay, thanh toán nợ gốc, phát hành nợmới). Mặc dù cổ tức là thước đo dễ quan sát nhất của ngân lưu vốn chủ sở hữu, địnhnghĩa khái quát hơn của ngân lưu vốn chủ sở hữu có thể được biểu diễn như sau: Ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu (Free Cashflow to Equity - FCFE) = + Thu nhập ròng – (Chi tiêu đầu tư – Khấu hao) – Thay đổi vốn lưu động ngoài tiền mặt + (Nợ mới huy động – Hoàn trả nợ vay)Ngân lưu tự do của doanh nghiệp là ngân lưu tạo ra cho toàn bộ những người có quyềnđược hưởng ngân lưu trong doanh nghiệp và là ngân lưu trước nợ. Ngân lưu tự do của doanh nghiệp (Free Cashflow to Firm - FCFF) = + Thu nhập hoạt động (1 – thuế suất) – (Chi đầu tư – Khấu hao) – Thay đổi vốn lưu động ngoài tiền mặtLưu ý rằng cả hai ngân lưu này đều là sau thuế và sau khi đã thực hiện các nhu cầu tái đầutư.Damodaran 1 Dịch: Kim Chi HĐính: X.ThànhChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Damodaran Chương 3, 4, 5, và 6Cơ cấu của ngân lưu chiết khấuĐể định giá một tài sản, chúng ta phải dự báo ngân lưu kỳ vọng trong suốt thời gian hoạtđộng của tài sản đó. Việc dự báo này có thể trở nên không đơn giản khi chúng ta định giámột công ty cổ phần đại chúng, mà chí ít trên lý thuyết có thể có một thời gian hoạt độngbất tận. Trong các mô hình ngân lưu chiết khấu (DCF), chúng ta thường giải bài toán nàybằng cách ước lượng ngân lưu trong một thời đoạn (thường được xác định là một thờiđoạn tăng trưởng bất thường) và một giá trị kết thúc (terminal value - TV) vào cuối thờiđoạn đó. Cho dù chúng ta sẽ xem xét một số phương pháp khác nhau, song cách nhấtquán nhất để ước lượng giá trị kết thúc trong một mô hình ngân lưu chiết khấu là giả địnhrằng ngân lưu sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng ổn định có thể duy trì mãi mãi saunăm kết thúc thời đoạn đó. Nói khái quát, giá trị của một doanh nghiệp dự kiến sẽ tăngtrưởng bất thường trong n năm có thể được tính bằng: t =n Ngan luu ky vong t Gia tri ket thuc n Giá trị doanh nghiệp = ∑ t =1 (1 + k ) t + (1 + k ) nChúng ta có thể định giá vốn chủ sở hữu trong một doanh nghiệp bằng cách chiết khấungân lưu tự do kỳ vọng của vốn chủ sở hữu và giá trị kết thúc của vốn chủ sở hữu theo chiphí vốn chủ sở hữu (cost of equity). Còn để định giá toàn bộ doanh nghiệp, ta chiết khấungân lưu tự do của doanh nghiệp và giá trị kết thúc của doanh nghiệp theo chi phí vốnbình quân trọng số (WACC).Có ba thành phần trong việc dự báo ngân lưu. Thứ nhất là xác định độ dài của thời đoạntăng trưởng bất thường; các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những thời đoạn tăng trưởngkhác nhau tùy thuộc vào việc họ đang ở vào đoạn nào trong vòng đời doanh nghiệp vàtình trạng cạnh tranh mà họ đang phải đối mặt. Thứ hai là ước lượng ngân lưu trong thờiđoạn tăng trưởng bất thường, bằng cách sử dụng các thước đó về ngân lưu tự do. Thứ balà tính giá trị kết thúc, dựa vào diễn tiến ngân lưu dự kiến sau năm kết thúc thời đoạn.Độ dài của thời đoạn tăng trưởng bất thhườngVấn đề liệu công ty có thể duy trì được sự tăng trưởng cao trong bao lâu có lẽ là mộttrong những câu hỏi khó trả lời trong bài toán định giá, nhưng có hai điểm đáng để ta nêulên. Thứ nhất, vấn đề không phải là liệu công ty có thể duy trì được sự tăng trưởng caohay không, mà vấn đề là khi nào thì sự tăng trưởng cao đó vấp phải bức tường ổn định.Mọi doanh nghiệp, trong trường hợp tốt nhất, cuối cùng đều trở thành những doanhnghiệp tăng tr ...