Danh mục

DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.17 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Từ “giải phẫu” có nguồn gốc từ rất lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” để chỉ môn học này, có nghĩa là “cắt nhỏ ra” có thể hiểu là “mổ xẻ và phân tích” là cách dùng để nghiên cứu cơ thể các động vật cấp thấp; về sau, trở thành phương pháp nghiên cứu cơ thể con người. Về từ nguyên học, từ “dissection” dịch là “phẫu tích” là một từ la tinh tương đương với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu bài giảng: 1. Biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn học. 2. Hiểu được các nguyên tắc đặt tên và danh pháp giải phẫu học.I. Định nghĩa và phạm vi nghiên cứu:Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Từ “giải phẫu” cónguồn gốc từ rất lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” để chỉ mônhọc này, có nghĩa là “cắt nhỏ ra” có thể hiểu là “mổ xẻ và phân tích” là cách dùng để nghiêncứu cơ thể các động vật cấp thấp; về sau, trở thành phương pháp nghiên cứu cơ thể con người.Về từ nguyên học, từ “dissection” dịch là “phẫu tích” là một từ la tinh tương đương với từ“anatome” của Hy Lạp. Như vậy, rõ ràng giải phẫu khác với phẫu thuật ngoại khoa là mônchữa bệnh bằng mổ xẻ, mà cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn.Tầm quan trọng của môn Giải phẫu học khá lớn. Ngay từ thế kỷ XVI, Andreas Vesalius đãviết trong tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica” (1543), xem giải phẫu học như lànền tảng vững chắc của Y học. Ngoài sự trình bày những cấu trúc cơ thể, các bài học giảiphẫu còn giới thiệu cho sinh viên y khoa phần lớn ngôn ngữ của y học.Giải phẫu học bao gồm một số lĩnh vực như sau:1. Giải phẫu tổng quátNghiên cứu những phần cơ bản của cơ thể: mô, thành phần, cơ quan, hệ thống và bộ máy.2. Giải phẫu so sánhNghiên cứu theo từng nhóm động vật, các dạng, các cấu trúc, những biến dạng liên tiếp cũngnhư sự phát triển và sự hoàn chỉnh của các cơ quan qua các thời đại. Môn này chia làm haingành:2.1. Cá thể phát triểnLiên quan với sự biến đổi của cá thể từ lúc thụ tinh đến tuổi trưởng thành.2.2 Chủng loại phát sinhLiên quan sự biến đổi các loài.3. Giải phẫu học phát triểnLà môn học nghiên cứu các giai đoạn khác nhau từ lúc trứng thụ tinh đến cơ thể trưởng thành.Có thể chia làm hai thời kỳ:3.1. Thời kỳ trước sinhThời kỳ phát triển trong tử cung gồm hai giai đoạn:3.1.1 Giai đoạn phôi: Từ lúc trứng thụ tinh cho đến lúc thành lập các cơ quan của cơ thể.3.1.2 Giai đoạn thai: Thời gian tăng trưởng của thai trong tử cung.3.2. Thời kỳ sau sinhThời kỳ tăng trưởng của tất cả các thành phần của cơ thể cho đến tuổi trưởng thành .4. Giải phẫu mô tảNghiên cứu hình thái học của các cơ quan tạo nên cơ thể con người.Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 25. Giải phẫu định khuPhân tích sự sắp đặt hỗ tương giữa các cơ quan trong các vùng khác nhau.6. Giải phẫu chức năngChỉ ra sự tương quan giữa hình dạng, chức năng và vị thế của các thành phần và cơ quantrong cơ thể, ví dụ, nguyên tắc cánh tay đòn trong cơ năng của khớp, hiện tượng điện trong sựdẫn truyền thần kinh, nguyên lý về quang học trong giải phẫu mắt.vv...7. Giải phẫu dị dạngGồm hai phần :7.1. Nghiên cứu các bất thường của cơ thể.7.2. Nghiên cứu sự phát sinh dị tật: quái thai.vv...8. Giải phẫu học bề mặt hoặc mỹ thuậtNghiên cứu các dạng cơ thể con người. Đó là môn học của họa sĩ và nhà điêu khắc.II. Vấn đề đặt tên1. Tư thế giải phẫu Hình 1. Tư thế giải phẫuCác cấu trúc được mô tả và đặt tên dựa trên “tư thế giải phẫu”. Đó là “cơ thể con người,sống, đứng, chi trên thả dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng ra trước”, như vậy, lòng bàntay được xem là mặt trước của bàn tay.Như vậy, tư thế giải phẫu là ở thế đứng; khi đặt cơ thể nằm ngang, lưng xuống dưới gọi nằmsấp, bụng xuống dưới gọi là nằm ngữa.Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 3 Hình 2. Ba mặt phẳng qui chiếu a. Mặt phẳng đứng dọc b. Mặt phẳng ngang c. Mặt phẳng trán2. Ba mặt phẳng qui chiếu2.1. Mặt phẳng ngangLà tất cả các mặt phẳng tưởng tượng thẳng góc với trục của cơ thể, như vậy có nhiều mặtphẳng nằm cao thấp khác nhau chia cơ thể và các tạng thành hai phần trên và dưới.2.2. Mặt phẳng đứng dọcLà tất cả các mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Mặtphẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng.2.3. Mặt phẳng tránLà tất cả các mặt phẳng đứng đi từ bên này sang bên đối diện của cơ thể, và chia cơ thể ra làmhai phần: trước - sau. Mặt phẳng này song song với mặt trước của cơ thể.2.4. Các trụcĐường gặp nhau của các mặt phẳng trên tạo nên các trục của cơ thể. Chúng ta có trục đứng,trục ngang và trục trước sau.3. Các tính từ giải phẫu học3.1. Trước / sauTrước còn gọi là bụng. Sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bànchân.3.2. Gần / xaGần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc.3.3. Ngoài / trong:Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, còn trong gần với trung tâm của cơ thể.Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 43.4. Trên / dướiTrên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía chân còn gọi là đuôi.4. Động tác giải ...

Tài liệu được xem nhiều: