Danh mục

Dân tộc Hoa

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 33.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân tộc Hoa:Tên gọi khác :Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang..Nhóm ngôn ngữ:HoaDân số:900.000 người.Cư trú:Sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dân tộc Hoa Dân tộc Hoa Tên gọi khác :Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang.. Nhóm ngôn ngữ Hoa Dân số 900.000 người. Cư trú Sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị Đặc điểm kinh tế Người Hoa làm nhiều nghề nghiệp khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, côngnhân, viên chức, giáo viên, buôn bán, làm muối, đánh cá, v.v... Nông dân Hoa có truyềnthống trồng lúa lâu đời, có kinh nghiệm sản xuất, tạo ra được những nông cụ tốt: cày,bừa dùng đôi trâu kéo, hái gặt lúa, cuốc, thuổng... Nhiều nghề gia truyền của ngườiHoa đã nổi tiếng từ lâu. Tổ chức cộng đồng Người Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khuvực đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quâyquần bên nhau. Hôn nhân gia đình Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai được thừa kế gia tàivà con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây khoảng 40-50 năm vẫn còn những giađình lớn có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người. Nay họ sống theo từng gia đình nhỏ. Hôn nhân ở người Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xảy ra. Khi tìmvợ cho con, người Hoa chú trọng đến sự mông đăng, hộ đối giữa hai gia đình và sựtương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã hội. Tục lệ ma chay Việc ma chay theo phong tục Hoa phải trải lần lượt các bước: lễ báo tang, lễ pháttang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn ngườichết đến cõi Tây thiên Phật quốc, lễ đoạn tang. Văn hóa Người Hoa thích hát sơn ca (san cưa), gồm các chủ đề khá phong phú: tình yêu traigái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh... Ca kịch cũng là một hình thức sinhhoạt nghệ thuật đồng bào ưa chuộng. Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, nãobạt, đàn tỳ bà, tam thập lục... Ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật.Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ... Nhà cửa Nhà cổ truyền của người Hoa có những đặc trưng mang dấu ấn của người phươngBắc rất rõ. Kiểu nhà hình cái ấn là rất điển hình. Nhà hình cái ấn của người Hoa bênTrung Quốc và ảnh 1: nhà người Hoa ở Quảng Ninh. Nhà thường năm gian đứng(không có chái). Bộ khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch một rất dày (30-40cm).mái lợp ngói âm dương.Mặt bằng sinh hoạt: nhà chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiênhẹp. Gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Cácgian bên đều có tường ngăn cách với nhau. Đến nay nhà người Hoa đã có nhiều thay đổi: có một số kiểu nhà là biến dạng củanhà cổ truyền. Nhưng cũng có những kiểu nhà, người Hoa tiếp thu của người Tày hayngười Việt. Ở Quảng Ninh, một số cư dân Hoa chuyên đánh cá ven biển thuyền đồng thời cũnglà nhà. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn có nhà sàn. Trang phục Trong cách ăn mặc, đàn ông dùng quần áo như đàn ông Nùng, Giáy, Mông, Dao...Đàn bà mặc quần, áo 5 thân cài cúc vài ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc taycũng 5 thân. Các thầy cúng có y phục riêng khi làm lễ. Nón, mũ, ô là các đồ đội trênđầu thông dụng của người Hoa.

Tài liệu được xem nhiều: