Danh mục

Đảng bộ tỉnh Bến Tre - Lịch sử (1930-2015): Phần 2

Số trang: 286      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.17 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (286 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo của phần 1, phần 2 tài liệu Đảng bộ tỉnh Bến Tre - Lịch sử (1930-2015) sẽ giới thiệu đến bạn các nội dung như: Đảng bộ Bến Tre lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975-1986); thực hiện công cuộc đổi mới của đảng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986-2015). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảng bộ tỉnh Bến Tre - Lịch sử (1930-2015): Phần 2 Chương IV ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1986) I- ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHÔI PHỤC SẢN XUẤT, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, GÓP PHẦNCÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG HAI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM VÀ PHÍA BẮC NƯỚC TA (1975-1979) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 màđỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàntoàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chốngMỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đất nước ta bước vào kỷ nguyênmới: độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, đất nướcđược hòa bình, độc lập, thống nhất sau 30 năm chiến tranh chiacắt đã tạo ra niềm phấn khởi tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam.Một khí thế cách mạng dâng lên sôi nổi trong Đảng bộ, quânvà dân tỉnh Bến Tre. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thểhăng hái bắt tay vào ổn định tình hình, xây dựng chính quyềncách mạng, lãnh đạo nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đờisống. Quần chúng phấn khởi với khí thế chiến thắng vĩ đại củadân tộc, tin tưởng vào Đảng, tham gia sôi nổi các buổi học chínhtrị và các công tác cách mạng. Đồng bào ở các vùng kìm kẹp,khu gom dân ở thị xã, thị trấn nô nức trở về quê cũ khai hoangphục hóa ruộng vườn, xây dựng lại cuộc sống. Sau giải phóng, tỉnh đã tiếp quản hầu hết các cơ sở hànhchính, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học của chế độ cũ.Chương IV: ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: ... 363 Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng kinh tế đa dạng, phong phúnhư lúa, dừa, mía, cây ăn trái, thủy hải sản. Đất đai màu mỡ,khí hậu điều hòa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.Lực lượng lao động dồi dào với hơn 900.000 dân (năm 1976). Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân BếnTre phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏlà chính, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề với gần 30.000hađất ruộng bị hoang hóa, hai phần ba diện tích vườn dừa bị tànphá bởi bom pháo, chất độc hóa học, rừng ven biển hầu như bịhủy diệt. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển,toàn tỉnh không có một cơ sở công nghiệp nào quan trọng1. BếnTre chỉ có một nhà máy điện, một nhà máy cấp nước, một vàicơ sở ép dầu, làm xà bông, nhà máy xay lúa, lò gạch, trại cưa…Một số nghề truyền thống vốn có trong tỉnh như dệt tơ lụa, dệtchiếu… do không cạnh tranh nổi phải phá sản hoặc bị đình trệsản xuất. Kinh tế của tỉnh cũng như cả miền Nam trước giảiphóng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Thị trường tư bản chủnghĩa thường xuyên biến động, tư thương đầu cơ tích trữ, lũngđoạn thị trường. Khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu lươngthực, bị sâu rầy, mất mùa liên tiếp trong hai năm (1977-1978),gây nên nạn thiếu đói. Do chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt trên chiến trườngtỉnh nhà nên mức độ và diện tàn phá diễn ra ở các vùng nôngthôn rất nghiêm trọng. Hầu hết các con đường tỉnh lộ, hươnglộ đều hư hỏng nặng, cầu cống các loại đều bị hư hoặc xuốngcấp, việc đi lại chuyên chở rất khó khăn. Phần lớn các công 1. Năm 1975, toàn tỉnh có một nhà máy điện diezen ở thị xã và bacơ sở điện ở Mỏ Cày, Hàm Long (Châu Thành), Ba Tri; tổng công suất2.436KW/h, một vài nhà máy xay xát lúa gạo, lò gạch, năm nhà máy ép dầuvới công suất 2.000 tấn/năm.364 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)trình công cộng như công sở, trạm y tế, trường học,… đều tạmbợ theo kiểu dã chiến. Sau chiến tranh, xăng dầu, phương tiệnđi lại, vật liệu làm đường, làm cầu, cất nhà… khan hiếm. Vìvậy, việc khôi phục giao thông vận tải, xây dựng lại các côngtrình phục vụ công cộng ở xã, ấp, làm nhà ở của nhân dân,nhất là vùng nông thôn trong tỉnh rất khó khăn. Chiến tranh và ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mớiđã để lại hậu quả nặng nề về xã hội: 25 vạn người chết và bịnhiễm chất độc hóa học; hơn 3 vạn gia đình liệt sĩ, hơn 1,5 vạnthương binh và người hưởng chính sách như thương binh; gần4 vạn sĩ quan, binh lính và nhân viên của chế độ cũ đầu hàngvà tan rã trong tỉnh, một số hoang mang lo sợ bị trả thù; nhiềulao động không có việc làm, tập trung ở thị xã, thị trấn và cáckhu gom dân; các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, mê tíndị đoan,… vẫn còn rải rác ở một số nơi. Trật tự trị an sau chiến tranh có những biến động phứctạp. Một số binh sĩ ngoan cố không chịu ra trình diện học tậpcải tạo, tiếp tục nhen nhóm tổ chức, hoạt động phá hoại, tuyêntruyền xuyên tạc gây hoang mang trong quần chúng. Bọnphản động quốc tế và tay sai đã tiến hành chiến tranh xâmlược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta, dựngnên vấn đề “nạn kiều” cưỡng ép người Hoa trốn đi nước ngoàivà thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt đối với ta. Trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: