Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2019
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 983.65 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phục dựng một cách có hệ thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm được rút ra từ năm 2010 đến năm 2019 của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2019 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 (2021): 187-194 Vol. 18, No. 1 (2021): 187-194 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG LÃNH ĐẠO THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019 Phạm Mạnh Thắng*, Nguyễn Hồng Phương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Phạm Mạnh Thắng – Email: thangpm@hcmue.edu.vn * Ngày nhận bài: 02-11-2020; ngày nhận bài sửa: 02-12-2020; ngày duyệt đăng: 27-01-2021 TÓM TẮT Trong thời kì Đổi mới, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang xác định phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết làm rõ sự lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết phục dựng một cách có hệ thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm được rút ra từ năm 2010 đến năm 2019 của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Những kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Tiền Giang đã góp phần hình thành, mở rộng và hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài; hội nhập kinh tế quốc tế; lãnh đạo 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc chuyển giao công nghệ, phương thức tổ chức quản lí, nguồn vốn đầu tư…, góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng chỉ ra bài học kinh nghiệm “phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kĩ năng quản lí tiên tiến, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế” (Vietnam Communist Party, 2013, p.685). Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” (Vietnam Communist Party, 2013, p.737). Đây là nhận thức mới của Đảng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đó là sự khẳng định vị trí không thể thiếu của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Cite this article as: Pham Manh Thang, & Nguyen Hong Phuong (2021). Tien Giang provincial party committee’s leadership in attracting foreign direct investment from 2010 to 2019. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 187-194. 187 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194 Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên – xã hội khá thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành địa điểm được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý. Nắm bắt được tính tất yếu thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư để tạo lợi thế cạnh tranh với các địa phương khác trong vùng. Tiền Giang đã trở thành tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 đến năm 2019 Để phát triển công nghiệp, Tiền Giang xác định rõ vai trò của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: “góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao” (Tien Giang Province People’s Commutte, 2009, p.1). Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986- 2010), Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đề ra những chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII đã chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cần phải chủ động phát huy nội lực của tỉnh, tranh thủ ngoại lực và đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Nghị quyết Đại hội IX (11 – 2010) đã đề ra những định hướng thu hút vốn FDI trong 5 năm (2010 – 2015) là: “Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới” (Tien Giang Provincial Party Committee, 2010, p.7). Để thực hiện được định hướng đó, Nghị quyết Đại hội IX đưa ra một số giải pháp như sau: Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, bình đẳng, hài hòa lợi ích và phù hợp theo chủ trương của nhà nước; mở rộng quan hệ hợp tác trong hoạt động đối ngoại theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, có lợi cho quảng bá hình ảnh của Tiền Giang, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Trong giai đoạn này, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, chính trị có nhi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2019 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 (2021): 187-194 Vol. 18, No. 1 (2021): 187-194 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG LÃNH ĐẠO THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019 Phạm Mạnh Thắng*, Nguyễn Hồng Phương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Phạm Mạnh Thắng – Email: thangpm@hcmue.edu.vn * Ngày nhận bài: 02-11-2020; ngày nhận bài sửa: 02-12-2020; ngày duyệt đăng: 27-01-2021 TÓM TẮT Trong thời kì Đổi mới, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang xác định phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết làm rõ sự lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết phục dựng một cách có hệ thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm được rút ra từ năm 2010 đến năm 2019 của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Những kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Tiền Giang đã góp phần hình thành, mở rộng và hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài; hội nhập kinh tế quốc tế; lãnh đạo 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc chuyển giao công nghệ, phương thức tổ chức quản lí, nguồn vốn đầu tư…, góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng chỉ ra bài học kinh nghiệm “phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kĩ năng quản lí tiên tiến, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế” (Vietnam Communist Party, 2013, p.685). Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” (Vietnam Communist Party, 2013, p.737). Đây là nhận thức mới của Đảng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đó là sự khẳng định vị trí không thể thiếu của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Cite this article as: Pham Manh Thang, & Nguyen Hong Phuong (2021). Tien Giang provincial party committee’s leadership in attracting foreign direct investment from 2010 to 2019. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 187-194. 187 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194 Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên – xã hội khá thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành địa điểm được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý. Nắm bắt được tính tất yếu thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư để tạo lợi thế cạnh tranh với các địa phương khác trong vùng. Tiền Giang đã trở thành tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 đến năm 2019 Để phát triển công nghiệp, Tiền Giang xác định rõ vai trò của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: “góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao” (Tien Giang Province People’s Commutte, 2009, p.1). Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986- 2010), Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đề ra những chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII đã chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cần phải chủ động phát huy nội lực của tỉnh, tranh thủ ngoại lực và đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Nghị quyết Đại hội IX (11 – 2010) đã đề ra những định hướng thu hút vốn FDI trong 5 năm (2010 – 2015) là: “Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới” (Tien Giang Provincial Party Committee, 2010, p.7). Để thực hiện được định hướng đó, Nghị quyết Đại hội IX đưa ra một số giải pháp như sau: Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, bình đẳng, hài hòa lợi ích và phù hợp theo chủ trương của nhà nước; mở rộng quan hệ hợp tác trong hoạt động đối ngoại theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, có lợi cho quảng bá hình ảnh của Tiền Giang, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Trong giai đoạn này, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, chính trị có nhi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hội nhập kinh tế quốc tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xây dựng nền kinh tế thị trường Vốn đầu tư nước ngoàiTài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
10 trang 218 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 210 0 0 -
9 trang 209 0 0
-
12 trang 188 0 0
-
11 trang 173 4 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 172 0 0 -
3 trang 172 0 0
-
117 trang 168 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 167 0 0 -
23 trang 167 0 0
-
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 142 0 0 -
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 141 0 0 -
14 trang 116 0 0
-
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 112 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014
83 trang 97 0 0 -
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
7 trang 94 0 0