![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 300.37 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum) đánh giá mức thay thế lượng phân vô cơ bón bằng phần hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây cà chua bi. Trên cơ sở đó, xác định liều lượng phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phù hợp cho cây cà chua bi đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum) ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ BÓN THAY THẾ PHÂN BÓN VÔ CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÀ CHUA BI (Lycopersicon esculentum) Nguyễn Thị Trường1, Nguyễn Hoàng Lan Anh2 Tóm tắt: Liều lượng phân bón hữu cơ thay thế phân bón vô cơ theo tỷ lệ khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc kết hợp hài hòa giữa phân bón vô cơ và hữu cơ giúp cây cà chua bi sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mức phân bón thích hợp nhất cho 1ha cây cà chua bi là75kg N – 45 kg P2O5 – 70kg K2O và 20 tấn phân hữu cơ. Với mức khuyến cáo đó năng suất cà chua bi đạt 1,53kg/cây và khống chế hoàn toàn được bệnh héo xanh vi khuẩn. Từ khóa: Cà chua bi, phân bón, sinh trưởng, năng suất 1. Mở đầu Cà chua bi (Lycopersicon esculentum) là loại cà chua có trái nhỏ, thường được dùng để ăn tươi, làm mứt và đóng hộp. Cà chua bi mới chỉ được biết đến ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX nhưng hiện nay đã trở thành một cây rau có giá trị, đang được chú ý đưa vào sản xuất vì hiệu quả kinh tế cao [4]. Tuy cà chua bi dễ trồng và có thể trồng được nhiều vụ trong năm nhưng điều kiện nóng ẩm ở nước ta cùng với chế độ dinh dưỡng cho cây cà chua bi chưa đảm bảo nên thường làm cây cà chua bị mắc các bệnh hại đáng kể và giảm tỉ lệ đậu trái. Trong thực tế sản xuất rau hiện nay, người dân thường xuyên sử dụng phân vô cơ để bón cho rau do những đặc điểm như gọn, nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng cao và tác động nhanh. Tuy nhiên, việc bón quá nhiều phân vô cơ dẫn đến hiện tượng độ phì nhiêu giảm, đất bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, chua, giảm vi sinh vật có ích trong đất và cây dễ bị sâu bệnh hại [1]. Phân hữu cơ mặc dù có thành phần dinh dưỡng không ổn định và phân giải chậm hơn phân vô cơ nhưng có những ưu điểm nổi bật như tăng độ tơi xốp, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích hoạt động nên tăng độ phì nhiêu của đất, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm được duy trì [7]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bón kết hợp hài hòa giữa lượng phân hữu cơ và phân vô cơ sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và tăng năng suất cao hơn so với bón 100% vô cơ như: cây cà chua sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất khi bón lượng phân hữu 1 hS., Trường Đại học Quảng Nam T 2 hS., Trường Đại học Quảng Nam T 78 NGUYỄN THỊ TRƯỜNG - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH cơ vi sinh thay thế 25% phân vô cơ (150 N : 90 K2O : 150 P2O5)và cao hơn cả khi bón 100% vô cơ [5]; năng suất bí xanh tăng từ 31,71% đến 35,67% khi bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha so với đối chứng không sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh [6]; cây lúa cho năng suất cao hơn khi bón phân gia cầm thay thế 50% phân vô cơ so với bón 100% phân vô cơ [3],...Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay thế phân vô cơ bằng phân hữu cơ trên cây cà chua bi còn rất hạn chế. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức thay thế lượng phân vô cơ bón bằng phần hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây cà chua bi. Trên cơ sở đó, xác định liều lượng phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phù hợp cho cây cà chua bi đạt năng suất cao và chất lượng tốt. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại Vườn thực nghiệm Sinh-BVTV, Trường Đại học Quảng Nam từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021 để nhằm xác định được liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Cherry F1-Nữ hoàng TN 84). 2.2. Đối tượng nghiên cứu Cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum) 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 4 công thức, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm 60m2. Lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm có 4 mức gồm P1: Mức khuyến cáo (MKC), sử dụng 100% phân vô cơ (Đối chứng), P2: Giảm 30% MKC + 15 tấn phân hữu cơ/ha, P3: Giảm 50% MKC + 20 tấn phân hữu cơ/ha, P4: 100% phân chuồng (30 tấn phân hữu cơ/ha). Mức khuyến cáo cho 1ha cà chua là 150 kg N – 90 kg P2O5 – 140 kg K2O tương đương với ô thí nghiệm 0,9 kg N – 0,54 kg P2O5 – 0,84 kg K2O [2]. Các loại phân bón hóa học được sử dụng làm thí nghiệm gồm Đạm ure (46%N), Phân lân Văn điển (15%P2O5)và Phân Kali (30%K2O). Phân hữu cơ được sản xuất bằng cách ủ phân chuồng với chế phẩm vi sinh BIMA (trong thời gian 40 ngày) với công thức: 2kg chế phẩm BIMA + 15kg super lân + 0,5 tấn phân chuồng. Phương pháp bón phân: Bón lót 100 % phân hữu cơ và phân lân; 25% đạm và kali. Bón thúc vào 3 giai đoạn (sau trồng 15 ngày, bắt đầu ra hoa, bắt đầu thu hoạch quả), mỗi lần bón thúc 25% đạm và kali. - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, chiều cao, số lá trên cây, hình thái quả cà chua, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chỉ tiêu về bệnh hại. 79 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ BÓN THAY THẾ... Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng: Đếm số ngày từ gieo đến trồng, từ khi trồng đến khi phân cành cấp 1, ra hoa, thu hoạch quả đợt đầu, thu hoạch quả đợt cuối. Chiều cao cây (cm): sau trồng 15 ngày tiến hành đo chiều cao thân chính, 7 ngày tiến hành đo 1 lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cành cao nhất. Số lá trên cây: tiến hành đo cùng lúc với đo chiều cao thân chính, đếm toàn bộ số lá xanh trên cây. Hình thái quả cà chua: đo chiều dài (mm), đường kính (mm) và t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum) ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ BÓN THAY THẾ PHÂN BÓN VÔ CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÀ CHUA BI (Lycopersicon esculentum) Nguyễn Thị Trường1, Nguyễn Hoàng Lan Anh2 Tóm tắt: Liều lượng phân bón hữu cơ thay thế phân bón vô cơ theo tỷ lệ khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc kết hợp hài hòa giữa phân bón vô cơ và hữu cơ giúp cây cà chua bi sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mức phân bón thích hợp nhất cho 1ha cây cà chua bi là75kg N – 45 kg P2O5 – 70kg K2O và 20 tấn phân hữu cơ. Với mức khuyến cáo đó năng suất cà chua bi đạt 1,53kg/cây và khống chế hoàn toàn được bệnh héo xanh vi khuẩn. Từ khóa: Cà chua bi, phân bón, sinh trưởng, năng suất 1. Mở đầu Cà chua bi (Lycopersicon esculentum) là loại cà chua có trái nhỏ, thường được dùng để ăn tươi, làm mứt và đóng hộp. Cà chua bi mới chỉ được biết đến ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX nhưng hiện nay đã trở thành một cây rau có giá trị, đang được chú ý đưa vào sản xuất vì hiệu quả kinh tế cao [4]. Tuy cà chua bi dễ trồng và có thể trồng được nhiều vụ trong năm nhưng điều kiện nóng ẩm ở nước ta cùng với chế độ dinh dưỡng cho cây cà chua bi chưa đảm bảo nên thường làm cây cà chua bị mắc các bệnh hại đáng kể và giảm tỉ lệ đậu trái. Trong thực tế sản xuất rau hiện nay, người dân thường xuyên sử dụng phân vô cơ để bón cho rau do những đặc điểm như gọn, nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng cao và tác động nhanh. Tuy nhiên, việc bón quá nhiều phân vô cơ dẫn đến hiện tượng độ phì nhiêu giảm, đất bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, chua, giảm vi sinh vật có ích trong đất và cây dễ bị sâu bệnh hại [1]. Phân hữu cơ mặc dù có thành phần dinh dưỡng không ổn định và phân giải chậm hơn phân vô cơ nhưng có những ưu điểm nổi bật như tăng độ tơi xốp, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích hoạt động nên tăng độ phì nhiêu của đất, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm được duy trì [7]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bón kết hợp hài hòa giữa lượng phân hữu cơ và phân vô cơ sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và tăng năng suất cao hơn so với bón 100% vô cơ như: cây cà chua sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất khi bón lượng phân hữu 1 hS., Trường Đại học Quảng Nam T 2 hS., Trường Đại học Quảng Nam T 78 NGUYỄN THỊ TRƯỜNG - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH cơ vi sinh thay thế 25% phân vô cơ (150 N : 90 K2O : 150 P2O5)và cao hơn cả khi bón 100% vô cơ [5]; năng suất bí xanh tăng từ 31,71% đến 35,67% khi bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha so với đối chứng không sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh [6]; cây lúa cho năng suất cao hơn khi bón phân gia cầm thay thế 50% phân vô cơ so với bón 100% phân vô cơ [3],...Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay thế phân vô cơ bằng phân hữu cơ trên cây cà chua bi còn rất hạn chế. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức thay thế lượng phân vô cơ bón bằng phần hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây cà chua bi. Trên cơ sở đó, xác định liều lượng phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phù hợp cho cây cà chua bi đạt năng suất cao và chất lượng tốt. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại Vườn thực nghiệm Sinh-BVTV, Trường Đại học Quảng Nam từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021 để nhằm xác định được liều lượng phân hữu cơ bón thay thế phân bón vô cơ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua bi (Cherry F1-Nữ hoàng TN 84). 2.2. Đối tượng nghiên cứu Cây cà chua bi (Lycopersicon esculentum) 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 4 công thức, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm 60m2. Lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm có 4 mức gồm P1: Mức khuyến cáo (MKC), sử dụng 100% phân vô cơ (Đối chứng), P2: Giảm 30% MKC + 15 tấn phân hữu cơ/ha, P3: Giảm 50% MKC + 20 tấn phân hữu cơ/ha, P4: 100% phân chuồng (30 tấn phân hữu cơ/ha). Mức khuyến cáo cho 1ha cà chua là 150 kg N – 90 kg P2O5 – 140 kg K2O tương đương với ô thí nghiệm 0,9 kg N – 0,54 kg P2O5 – 0,84 kg K2O [2]. Các loại phân bón hóa học được sử dụng làm thí nghiệm gồm Đạm ure (46%N), Phân lân Văn điển (15%P2O5)và Phân Kali (30%K2O). Phân hữu cơ được sản xuất bằng cách ủ phân chuồng với chế phẩm vi sinh BIMA (trong thời gian 40 ngày) với công thức: 2kg chế phẩm BIMA + 15kg super lân + 0,5 tấn phân chuồng. Phương pháp bón phân: Bón lót 100 % phân hữu cơ và phân lân; 25% đạm và kali. Bón thúc vào 3 giai đoạn (sau trồng 15 ngày, bắt đầu ra hoa, bắt đầu thu hoạch quả), mỗi lần bón thúc 25% đạm và kali. - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, chiều cao, số lá trên cây, hình thái quả cà chua, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chỉ tiêu về bệnh hại. 79 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ BÓN THAY THẾ... Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng: Đếm số ngày từ gieo đến trồng, từ khi trồng đến khi phân cành cấp 1, ra hoa, thu hoạch quả đợt đầu, thu hoạch quả đợt cuối. Chiều cao cây (cm): sau trồng 15 ngày tiến hành đo chiều cao thân chính, 7 ngày tiến hành đo 1 lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cành cao nhất. Số lá trên cây: tiến hành đo cùng lúc với đo chiều cao thân chính, đếm toàn bộ số lá xanh trên cây. Hình thái quả cà chua: đo chiều dài (mm), đường kính (mm) và t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cà chua bi Phân hữu cơ bón Năng suất cây cà chua bi Bệnh héo xanh vi khuẩn Tạo giống cà chua laiTài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phạm Phú Thứ
10 trang 26 0 0 -
7 trang 22 0 0
-
Ảnh hưởng của các giai đoạn thuần thục đến đặc tính lý hóa của hai giống cà chua bi (đỏ và đen)
7 trang 20 0 0 -
Kết quả nghiện cứu khảo nghiệm giống vừng VĐ11 cho tỉnh Nghệ An
14 trang 13 0 0 -
11 trang 12 0 0
-
118 trang 12 0 0
-
9 trang 12 0 0
-
5 trang 12 0 0
-
9 trang 10 0 0
-
Biến nạp gen HbsAg trên một số giống cà chua bi (Lycopersicon esculentum Mill.)
10 trang 10 0 0