Danh mục

Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học mới vào nghề

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập và nghiên cứu cao hơn, cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai, kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học mới vào nghề HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 149-156 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0160 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LỰA CHỌN NGHỀ DẠY HỌC VÀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐẾN NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MỚI VÀO NGHỀ Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có nhiều nghiên cứu đề cập đến hoạt động chuyên môn và đào tạo giáo viên. Giáo viên tiểu học mới vào nghề (1-3 năm) cần được hỗ trợ về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập và nghiên cứu cao hơn; cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai;kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Một số tồn tại như nội dung chương trình và thực tập sư phạm cho sinh viên cần được cải tiến sao cho phù hợp với thực tiễn dạy học. Từ khóa: Giáo viên mới vào nghề, lí do chọn nghề giáo, năng lực chuyên môn, đào tạo, trường tiểu học. 1. Mở đầu Nghề dạy học là một nghề cao quý. Đây là một nghề đòi hỏi người thầy phải chuyên về một kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đạt được và tính luỹ qua nghiên cứu không ngừng và nghiêm túc; nó cũng đòi hỏi một năng khiếu cá nhân và trách nhiệm tập thể đối với giáo dục và bổn phận của học sinh [1]. Nhiều nghiên cứu và báo cáo quốc tế đã tập trung vào đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Trong báo cáo Vấn đề Giáo viên, khảo sát so sánh về đào tạo giáo viên đã được thực hiện và cũng chỉ ra các vấn đề suy giảm trong chất lượng đào tạo (OECD, 2005) [2], TESSA, mạng lưới cho việc nâng cao đào tạo giáo viên tại Tiểu vùng Sa-ha-ra Châu Phi (Thakrar, Zinn & Wolfenden 2009) [3], hay INNOTE, phát triển đối tác các trường PT và ĐH tại Liên minh Châu Âu, nhằm mục đích phát triển kế hoạch phát triển cho đội ngũ giáo viên mới (Zaki, 2011) [4]. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế có tập trung trực tiếp vào vấn đề bản sắc giáo viên, gọi tên là TALIS, khảo sát quốc tế về dạy và học, được thực hiện tại 23 quốc gia (OECD, 2005). Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017 Liên hệ: Phạm Thị Thanh Hải, e-mail: haiphamtt@vnu.edu.vn 149 Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang Một số nghiên cứu liên quan như “Nghề nghiệp của người giáo viên” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010) [5] đã đề cập vai trò của người giáo viên trong bối cảnh nhà trường mới, giáo viên là huấn luyện viên, là người cố vấn, là nhà quản lí quá trình học tập, và cũng là người cùng tham gia vào quá trình học tập. Đề tài khoa học “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình đào tạo giáo viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học hiện đại thời kì hội nhập” (Nguyễn Thị Ban, 2012) [6] cũng có nhận định chung từ các tài liệu tổng quan rằng, trọng tâm trong đào tạo giáo viên hiện nay chuyển từ quan điểm “truyền thống” sang quan điểm mới hướng vào người học để giảng dạy tốt hơn. Từ quan niệm đúng đắn về vai trò của giáo dục, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên. Do đó, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng tay nghề của giáo viên, bao gồm: kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp giáo viên. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề hoạt động chuyên môn và đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương trình khoa học giáo dục cấp Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được thực hiện từ năm 2011-2014 đã có kết quả với một số các đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên. Đề tài nghiên cứu “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì mới” có hệ thống các cơ sở khoa học về đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong các trường sư phạm, đề xuất phát triển chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm (Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự) [7]. Tác giả Hà Thị Lan Hương cũng đề cao vai trò quyết định của người giáo viên mà trên hết là các trường sư phạm – “cái nôi” đào tạo giáo viên tương lai có ảnh hưởng lớn tới sự sẵn sàng của giáo viên tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện [8]. Các tác giả Vũ Thị Mai Hường và Nguyễn Thị Liên cho rằng sinh viên sư phạm cần phải được trang bị những tri thức cơ bản, năng lực phù hợp với yêu cầu đổi mới trước khi trở thành các giáo viên thực thụ [9, 10]. Nghiên cứu về kĩ năng ...

Tài liệu được xem nhiều: