Danh mục

Cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông mới vào nghề

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kĩ năng dạy học là thành phần cốt lõi trong năng lực dạy học của người giáo viên (GV), tạo nên chất lượng và hiệu quả cho hoạt động dạy học. Hệ thống các kĩ năng dạy học cơ bản (DHCB) theo tiếp cận vai trò – chức năng được chia làm 4 nhóm với 20 kĩ năng cơ bản. Việc phát triển kĩ năng DHCB được thực hiện trên cơ sở xác định các giai đoạn phát triển của kĩ năng, thông qua các nội dung và hình thức phát triển kĩ năng cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông mới vào nghềJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 28-34This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0045CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG DẠY HỌC CƠ BẢNCHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỚI VÀO NGHỀChử Xuân DũngSở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiTóm tắt. Kĩ năng dạy học là thành phần cốt lõi trong năng lực dạy học của người giáo viên(GV), tạo nên chất lượng và hiệu quả cho hoạt động dạy học. Hệ thống các kĩ năng dạy họccơ bản (DHCB) theo tiếp cận vai trò – chức năng được chia làm 4 nhóm với 20 kĩ năng cơbản. Việc phát triển kĩ năng DHCB được thực hiện trên cơ sở xác định các giai đoạn pháttriển của kĩ năng, thông qua các nội dung và hình thức phát triển kĩ năng cụ thể.Từ khóa: Kĩ năng dạy học, dạy học cơ bản, giáo viên mới vào nghề.1.Mở đầuHiện nay, phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên thpt mới vào nghề được coi là mộttrong những yếu tố tiên quyết hình thành nên một người thầy giỏi trong tương lai. Những thành tốcơ bản tạo nên cơ sở cấu trúc năng lực dạy học gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (tháiđộ), trong đó kĩ năng là thành phần cốt lõi. Có nhiều công trình đã nghiên cứu về kĩ năng sư phạm,kĩ năng dạy học đối với từng môn học cụ thể, quy trình rèn luyện kĩ năng,. . . như của các tác giảĐinh Quang Báo [1], Đặng Thành Hưng [2, 3, 4]. Các tác giả đã đề cập đến nhiều loại kĩ năng dạyhọc, song những kĩ năng dạy học cơ bản (DHCB) là những kĩ năng có vai trò quan trọng, quyếtđịnh năng lực dạy học của GV, lại chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống. Đốivới GV trung học phổ thông (THPT) mới vào nghề thì đây lại là những kĩ năng cực kì quan trọng.Thực hiện phát triển kĩ năng DHCB cho GV THPT mới vào nghề cần phải đặt ra các câu hỏi cụthể đối với cả cán bộ quản lí và giáo viên về giai đoạn phát triển, nội dung phát triển, hình thứcphát triển,... Đó chính là nội dung cơ bản chúng tôi giải quyết trong bài báo này.2.2.1.Nội dung nghiên cứuCác khái niệm công cụ2.1.1. Giáo viên trung học phổ thông mới vào nghềGV THPT mới vào nghề là những GV thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường THPT dưới5 năm (tính từ ngày được tuyển dụng) hoặc những GV có thời gian được trường THPT hợp đồnggiảng dạy dưới 3 năm, với kĩ năng tập sự trong dạy học.Ngày nhận bài: 5/2/2016. Ngày nhận đăng: 2/5/2016Liên hệ: Chử Xuân Dũng, e-mail: dungchuxuan@yahoo.com28Cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng dạy học cơ bản cho giáo viên Trung học phổ thông...2.1.2. Kĩ năng dạy họcCho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra nhiều khái niệmkhác nhau về kĩ năng dạy học. Tuy nhiên, chúng tôi xác định khái niệm kĩ năng dạy học như sau:Kĩ năng dạy học là kiểu kĩ năng nghề nghiệp mà nhà giáo cần có và sử dụng trong hoạtđộng dạy học để tiến hành có kết quả các nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu hay tiêu chuẩn đã quyđịnh.Xét ở khía cạnh nào đó, kĩ năng dạy học là loại kĩ năng chuyên môn mang tính nghề nghiệpcủa nhà giáo. Có nhiều loại kĩ năng dạy học, song việc phân loại chúng hiện nay chưa có tiêu chínào thực sự thuyết phục. Ngay cả việc phân biệt các kĩ năng dạy học với các kĩ năng giáo dục cũngthiếu thuyết phục, bởi vì dạy học chính là giáo dục, một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục, và giáodục chẳng có cách nào khác phải qua dạy học.Những đặc điểm chủ yếu của kĩ năng dạy học gồm:- Các kĩ năng dạy học vừa là kĩ năng hoạt động trí tuệ vừa là kĩ năng hoạt động vật chất.- Các kĩ năng dạy học vừa là kĩ năng hành nghề dạy học vừa là kĩ năng công cụ để pháttriển nghề nghiệp của nhà giáo.- Các kĩ năng dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, vì chúng đồngthời dựa vào lí luận dạy học lẫn kinh nghiệm và phong cách nghề nghiệp của cá nhân nhà giáo.- Các kĩ năng dạy học tuy mang tính chất chuyên môn, chuyên biệt, đặc thù của nghề, nhưngcũng mang tính xã hội rất sâu sắc và tiêu biểu cho văn hóa giảng dạy của nhà giáo.- Các kĩ năng dạy học nói chung mang nội dung phức tạp và có tính chất tích hợp, có nguồngốc từ các lĩnh vực lãnh đạo, quản lí, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu, thiết kế và hoạt động xã hội.2.1.3. Kĩ năng dạy học cơ bảnKĩ năng DHCB là hệ thống những kĩ năng dạy học giúp GV hoàn thành tốt những nhiệmvụ cơ bản của mình trong dạy học, đảm bảo thực hiện thành công hoạt động dạy học.Những kĩ năng này là những kĩ năng dạy học tổng quát, được sử dụng chung cho mọi mônhọc và đòi hỏi GV phải có và ngày càng phải thuần thục.2.1.4. Phát triển kĩ năng dạy học cơ bảnPhát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thếcái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Phát triển trong dạy học hiểu theo nghĩa là sự thaythế những kĩ năng dạy học không còn phù hợp bằng những kĩ năng dạy học mới, phù hợp nhằmmang đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: