Danh mục

Đánh giá bước đầu về khả năng thích ứng của một số chủng loại cây ăn quả ôn đới nhập nội

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mười bốn giống của 3 chủng loại: Hồng không chát, đào và lê có yêu cầu lạnh trung bình nhập nội từ Đài Loan được đưa vào khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng tại một số địa điểm miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Đồng Văn, Ngân Sơn, Tràng Định) và Tây Nguyên (Lạc Dương, Đơn Dương) ở cả 2 dạng: Ghép cải tạo (TOP), ghép trên cây con và trồng mới trong vườn dân. Kết quả.bước đầu cho thấy: Tất cả các giống nhập nội đều có khả năng thích ứng cao với các giống gốc ghép.truyền thống bản địa, sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh gây hại nhẹ, một số giống đã cho quả với chất.lượng khá cao, trong đó các giống đào A-2-2-39, B115 và giống lê Heng shan tỏ ra có triển vọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá bước đầu về khả năng thích ứng của một số chủng loại cây ăn quả ôn đới nhập nội Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI NHẬP NỘI Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Thế Yên, Lê Ngọc Lan, Lê Đức Khánh, Trần Văn Toàn, Đặng Đình Thắng, Lại Tiến Dũng, Đỗ Sĩ An, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Thị Thu Thủy, Vũ Việt Hưng, Nguyễn Quốc Hùng, Đoàn Đức Hoàng, Ngô Hồng Quang và CS TÓM TẮT Mười bốn giống của 3 chủng loại: Hồng không chát, đào và lê có yêu cầu lạnh trung bình nhập nội từ Đài Loan được đưa vào khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng tại một số địa điểm miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Đồng Văn, Ngân Sơn, Tràng Định) và Tây Nguyên (Lạc Dương, Đơn Dương) ở cả 2 dạng: Ghép cải tạo (TOP), ghép trên cây con và trồng mới trong vườn dân. Kết quả bước đầu cho thấy: tất cả các giống nhập nội đều có khả năng thích ứng cao với các giống gốc ghép truyền thống bản địa, sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh gây hại nhẹ, một số giống đã cho quả với chất lượng khá cao, trong đó các giống đào A-2-2-39, B115 và giống lê Heng shan tỏ ra có triển vọng. Từ khóa: Đơn vị lạnh, ghép cải tạo; tính thích ứng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khuôn khổ nghị định thư Việt Nam – Đài Loan về trao đổi giống cây trồng, Viện KHNNVN với sự tham gia của các viện thành viên: Viện BVTV, Viện NLN miền núi phía Bắc, Viện NC Rau quả đã tiến hành nhập nội và đánh giá tính thích ứng của 14 giống của 3 chủng loại: Hồng, đào và lê từ Viện nghiên cứu nông nghiệp Đài Loan (TARI) tại một số địa phương vùng miền núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng. II. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Các giống nhập nội từ Đài Loan bao gồm 4 giống đào, 4 giống hồng và 6 giống lê được nhân và lưu giữ tại hai vườn tập đoàn ở Mộc Châu và Sa Pa đồng thời nhân bằng phương pháp ghép TOP tại các vườn hộ nông dân. Giống gốc ghép: sử dụng các giống địa phương đã được ghi nhận từ những công trình nghiên cứu liên quan (đào thóc, mắc cooc, hồng Lập Thạch – Vĩnh Phúc). 2.2. Địa điểm nghiên cứu Các điểm được lựa chọn gồm: Sa Pa - Lào Cai; Đồng Văn - Hà Giang; Mộc Châu - Sơn La; Ngân Sơn - Bắc Kạn; Tràng Định - Lạng Sơn; Đơn Dương, Lạc Dương - Lâm Đồng. 2 Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống nhập nội. 3. Một số kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trên các giống nhập nội. 4. Đặc điểm và chất lượng quả của một số giống đào nhập nội. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Các giống nhập nội được trồng khảo nghiệm tại các địa điểm đã lựa chọn ở cả 2 dạng: ghép trên cây con gieo từ hạt và trên cây đã cho quả (TOP-working). - Đánh giá các đặc tính nông sinh học của các giống, khả năng sinh trương, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế (với các năm tiếp theo). - Chọn lọc các giống triển vọng khảo nghiệm rộng và xây dựng các mô hình trình diễn. - Đánh giá thích ứng các giống nhập nội bằng các thí nghiệm đồng ruộng tại các điểm khảo nghiệm. - Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật (thời vụ, mật độ, phân bón...) bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính tương thích với gốc ghép và khả năng nhân giống của các giống nhập nội 2.3. Nội dung 3.1.1. Đối với cây hồng 1 Đánh giá tính tương thích với gốc ghép và khả năng nhân giống của các giống nhập nội a. Các thời kỳ vật hậu và sinh trưởng lộc xuân của các giống 635 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Số liệu bảng 1 cho thấy thời gian rụng lá, ra lộc, ra hoa và quả chín ở các vùng có khác nhau do khác nhau về điều kiện khí hậu, trong đó giống Nishi mura có thời gian ra hoa và quả chín sớm nhất, giống Tone vase muộn nhất. Toàn bộ các giống đều sinh trưởng phát triển tốt, giống Hiratanenashi có chồi lộc xuân mạnh nhất, giống Nishimura kém nhất nhưng có thời điểm ra hoa thuận lợi, thu hoạch sớm (cuối T7)... Bảng 1. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hồng nhập nội ghép cải tạo tại Sa Pa, Lào Cai và Đồng Văn, Hà Giang năm 2015. Địa điểm Sa Pa Tên giống Thời gian Thời gian bắt Thời gian Thời gian Chiều dài lộc rụng lá đầu ra lộc ra hoa quả chín xuân (cm) Số lần ra lộc Hiratanenashi 23/11 28/2 2/4 14/8 51,4 1 Tone vase 29/11 30/2 5/4 17/8 44,3 1 Nishi mura 19/11 20/2 18/3 25/7 41,6 1 Mackawa jiro 27/11 27/2 2/4 14/8 48,2 1 Hiratanenashi 25/11 1/3 27/3 11/8 49,4 1 2/12 2/3 29/3 13/8 46,3 1 21/11 25/2 12/3 23/7 40,2 1 27/11 27/2 28/3 11/8 47,1 1 Tone vase Hà Giang Nishi mura Mackawa jiro b. Khả năng ghép sống trên gốc ghép địa phương của các giống hồng nhập nội Số liệu bảng 2 biểu thị tính tương thích (compatibility) giữa cành ghép giống nhập nội với giống gốc ghép địa phương, tính cho tổng số mắt được ghép TOP năm 2014. Có thể nhận thấy, cả 4 giống nhập nội ở cả hai địa điểm đều có tỷ lệ sống khá cao, sinh trưởng tốt, trong đó giống Hiratanenashi trội nhất ở cả hai điểm thử nghiệm. Bảng 2. Kết quả ghép cải tạo giống hồng nhập nội tại Mộc Châu và Lâm Đồng năm 2014. Địa điểm TT Chỉ tiêu Tên giống Mộc Châu Số Cây ghép Đơn Dương Tỷ lệ sống Tình trạng (%) ST Số cây ghép Tỷ lệ sống Tình trạng (%) ST 1 Hiratanenashi 4 100 Tốt 3 100 Tốt 2 Tone vase 5 80 Tốt 3 100 Tốt 3 Nishi mura 4 100 Tốt 3 100 Tốt 4 Mackawa jiro 6 50 Tốt 15 100 Tốt Tổng/TB 19 82,5 Tốt 33 100 Tốt Năm 2015, tiếp tục ghép TOP với số cây gốc ghép và số mắt ghép lớn hơn ở 4 địa điểm (Sa Pa 30 cây với khoảng 5 cành ghép/cây; Đồng Văn 12 cây với 5,5 cành ghép/cây; Ngân Sơn 38 cây với khoảng 105 cành ghép/cây; Đơn Dương 83 cây với khoảng 10 cành 636 ghép/cây) để có đánh giá chắc chắn hơn, kết quả thể hiện ở bảng 3. Tỷ lệ ghép sống của cả 4 giống ở 4 địa điểm đều đạt từ 90 – 100% và hầu như không có sự khác nhau đáng kể, trong đó giống Hiratanenashi phát triển chồi tốt nhất. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai Bảng 3. Kết quả ghép TOP giống hồng nhập nội ở các điểm năm 2015 Tại S ...

Tài liệu được xem nhiều: