Danh mục

Đánh giá các nguồn mưa ô lưới đến khả năng ứng dụng trên sông Mê Kông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đã phân tích và đánh giá nguồn mưa vệ tinh để tính toán mô phỏng và khôi phục lại các dữ liệu mưa và dòng chảy có khả năng áp dụng cho toàn bộ lưu vực dòng chính sông Mê Kông tính đến trạm Tân Châu và Châu Đốc từ hai nguồn mưa vệ tinh là mưa TRMM và mưa CMADS1.1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá các nguồn mưa ô lưới đến khả năng ứng dụng trên sông Mê Kông Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”Doi: 10.15625/vap.2021.0118ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN MƢA Ô LƢỚI ĐẾN KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRÊN SÔNG MÊ KÔNG Phạm Thị Thu Huyền, Lưu Thị Hồng Linh, Nguyễn Phương Anh Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Sông Mê Kông là sông lớn trải dài trên sáu quốc gia, phần lớn lưu vựcnằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mạng lưới quan trắc trên lưu vực còn thưathớt, số liệu chưa đầy đủ và liên tục nên chưa thể phản ánh chính xác hiệntrạng mưa trên toàn lưu vực. Việc thu thập, tổng hợp và chia sẻ số liệu mưagiữa các quốc gia trong lưu vực hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.Bên cạnh đó, các thông tin về mưa đóng vai trò quan trọng trong việc môphỏng, dự báo nguồn tài nguyên nước trên lưu vực. Vì vậy để khắc phục vấnđề thiếu số liệu thực đo và số liệu không đồng bộ, nghiên cứu này tập trungđánh giá nguồn mưa vệ tinh giúp cải thiện được khả năng đánh giá lượngmưa phân bổ trên lưu vực sông Mê Kông. Các nguồn dữ liệu được sử dụng từhai nguồn mưa vệ tinh là mưa CMADS1.1 và TRMM được so sánh và đánhgiá với dữ liệu từ 30 trạm đo mưa trên lưu vực với bước thời gian ngày. Kếtquả đánh giá cho thấy các sản phẩm mưa vệ tinh mô tả tốt sự phân bố mưatheo không gian cũng như sự biến động theo thời gian. Tuy nhiên, lượng mưacủa hai nguồn dữ liệu đều thấp hơn so với thực tế 10 % - 30 %. Từ khóa: Mưa ô lưới, CMADS, TRMM. 1. Đặt vấn đề Lưu vực sông Mê Kông là một lưu vực sông lớn liên quốc gia, chảy từTrung Quốc, qua các nước Lào, Mianma, Thái Lan, Campuchia và đổ raBiển Đông ở Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 759.000 km2.Phần hạ du lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam là 87.840 km2, là khu vựctrọng điểm về chính trị, văn hóa, kinh tế của nước ta. Nguồn nước mặt ViệtNam phụ thuộc khá nhiều từ nguồn nước ngoài chảy vào. Đặc biệt tàinguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu tác động mạnhmẽ bởi khai thác sử dụng nước ở các quốc gia phía thượng lưu. Vào mùacạn, đến trên 90 % lượng nước vào ĐBSCL có nguồn gốc từ ngoài ViệtNam. Việc xây dựng một bộ mô hình mô phỏng để đánh giá các tác động dokhai thác sử dụng nước phía thượng lưu cho các lưu vực sông liên quốc giacó ý nghĩa cực k quan trọng. Trên lưu vực, hệ thống các trạm quan trắc khí112 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước”tượng, thủy văn đã được xây dựng và thiết lập cả ở phần lưu vực thuộc lãnhthổ Việt Nam và các quốc gia Lào, Mianma, Thái Lan, Campuchia và TrungQuốc. Ở Việt Nam, việc đo đạc số liệu được bắt đầu rất sớm, tuy nhiên theothời gian, dưới tác động của nhiều yếu tố, mạng lưới các trạm quan trắc khítượng, thủy văn trên lưu vực đến nay vẫn còn thưa thớt, chưa đầy đủ, việcquan trắc số liệu không được liên tục, có thời gian ngắt quãng, thậm chí mộtsố trạm đã dừng đo. Ngoài ra các số liệu đo đạc khí tượng, thủy văn ở phầnthượng nguồn lưu vực ngoài lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốchiện nay vẫn rất ít được chia sẻ và gần như không có thông tin, tài liệu ở cáckhu vực này. Do sự không đồng bộ và đầy đủ của các dữ liệu mưa thực đo,dẫn đến rất nhiều khó khăn trong tính toán, phân tích về các đặc trưng khítượng thủy văn nói chung và dữ liệu mưa nói riêng để làm đầu vào cho môhình mô phỏng. Vì vậy để khắc phục vấn đề thiếu số liệu thực đo và số liệu không đồngbộ, bài báo này đã phân tích và đánh giá nguồn mưa vệ tinh để tính toán môphỏng và khôi phục lại các dữ liệu mưa và dòng chảy có khả năng áp dụngcho toàn bộ lưu vực dòng chính sông Mê Kông tính đến trạm Tân Châu vàChâu Đốc từ hai nguồn mưa vệ tinh là mưa TRMM và mưa CMADS1.1. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu 2.1.1. Mưa TRMM Một trong những sản phẩm mưa vệ tinh đầu tiên và được ứng dụng phổbiến trong lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước ở nhiều vùng trên thế giới làNhiệm vụ đo mưa vùng nhiệt đới (TRMM). Nhiệm vụ đo mưa vùng nhiệt đới thông qua phân tích nhiều dữ liệu mưavệ tinh (Tropical Rainfall Measurement Mision, TRMM; Multi-satellitePrecipitation Analyssi, TMPA) được bắt đầu từ năm 1997, dựa trên sự phốihợp giữa Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quanNghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Đây lànhiệm vụ không gian đầu tiên đo đạc mưa ở vùng nhiệt đới. Nhiệm vụTRMM bao gồm vệ tinh bay ở quĩ đạo thấp, được trang bị Radar đo mưa(PM), chụp ảnh vi sóng TRMM (TMI), máy quét phổ hồng ngoại và phổnhìn thấy được (VIRS) và cảm biến ảnh chiếu sáng (LIS). Mục tiêu khoahọc của TRMM là: Nghiên cứu bộ dữ liệu khoa học nhiều năm về các phépđo lượng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới; đánh giá sự tương tác giữa các ...

Tài liệu được xem nhiều: