Danh mục

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.53 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống. Nghiên cứu thực hiện 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) - 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH Ngô Văn Quyền**, Nguyễn Thy Khuê** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống (GXCS). Phương pháp: 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) – 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS). Dùng bộ câu hỏi Qualeffo-41 (đã được thẩm định giá trị) để đánh giá CLCS ở phụ nữ LX. Dữ liệu được so sánh với 37 người đối chứng. Kết quả: T-score cột sống thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ phụ nữ LX. BMI, tuổi mãn kinh thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ của phụ nữ LX và nhóm chứng. Bệnh nhân bị LX cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài (84% phụ nữ GXCS, 59% phụ nữ không GXCS, suy giảm chức năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng (43% phụ nữ không bị GXCS). Nhìn chung, 76% phụ nữ cho thấy giảm CLCS. Ngược lại, ở nhóm chứng chỉ 24% giảm CLCS. Kết luận: CLCS ở bệnh nhân LX phải được điều tra trước khi GX, mục đích là tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thích hợp để giúp bệnh nhân có chiến lược hiệu quả để chấp nhận và đối phó với bệnh. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, loãng xương sau mãn kinh. ABSTRACT EVALUATION OF QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH POST-MENOPAUSAL OSTEOPOROSIS Ngo Van Quyen, Nguyen Thy Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 142 - 148 Background: To evaluate the impact of osteoporosis on the patients' quality of life, particularly in the absence of fractures. Methods: 74 post-menopausal women (age 55-82) - 37 with uncomplicated primary osteoporosis and 37with primary osteoporosis complicated by vertebral fractures; were studied using the validated questionnaires: Qualeffo-41 for quality of life in osteoporosis. Data were compared to those of 37 controls. Results: T-score of spine were similar in the two subgroups of osteoporotic women. Body mass index, age at menopause were similar in the two subgroups of osteoporotic women and in the control group. The patients affected by osteoporosis perceived it as a disease affecting their personal life with undesirable consequences: chronic pain (84% of women with fractures and 59% of women without fractures), impaired physical ability, reduced social activity, poor well-being (43% of women without fractures). Overall, 76% of the women showed a reduced quality of life. On the contrary, in the control group only 24% reported a reduced quality of life. Conclusion: The quality of life of osteoporotic patients should be investigated even before fractures, in order to develop appropriate counselling, support and care interventions to help patients develop efficient strategies for accepting the disease and coping with it. ∗ Bệnh viện đa khoa Bình Dương ∗∗ Bộ môn nội tiết ĐH Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: BS.CKII Ngô Văn Quyền ĐT: 0983519340 142 Email: drquyenbd@gmail.com Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Key words: quality of life, post-menopausal osteoporosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương (LX) là một bệnh lý nghiêm trọng ở phụ nữ sau mãn kinh, vì qui mô lớn và hậu quả nặng nề của nó trong cộng đồng. Trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ trên 60 tuổi bị LX là 20%(13). Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng LX(16). Hậu quả nặng nề nhất của LX là gãy xương (GX). Ở Hoa Kỳ và châu Âu, cứ hai phụ nữ sống đến tuổi 85 thì một phụ nữ bị GX(12). GX là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ, phân nửa phụ nữ bị GX chết trong vòng 7 năm(3). Một hình thái kinh điển, phổ biến nhất của bệnh lý LX ở phụ nữ sau mãn kinh là gãy xương đốt sống (GXĐS)(4). GXĐS gây ra đau lưng kinh niên(11), biến dạng cơ thể, mất thẩm mỹ, làm tăng phụ thuộc vào người khác, giảm tự tin và hạnh phúc, hao tốn tiền cho gia đình và xã hội. Chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá vấn đề LX cũng như GX do LX tác động như thế nào trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá tác động của LX - độc lập với GX - trên CLCS sống ở phụ nữ LX sau mãn kinh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang có nhóm đối chứng. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân bị LX sau mãn kinh đến khám tại trung tâm y tế quận Gò vấp từ 8/2008 đến 10/2008. Cỡ mẫu Theo nghiên cứu dò đường (Pilot study) trên 2 nhóm bệnh nhân LX không GXCS và LX có GXCS, chúng tôi tính cỡ mẫu dựa trên 2 số trung bình của 5 lãnh vực CLCS theo Qualeffo – 41 là 74 đối tượng (37cho mỗi nhóm); chúng tôi chọn thêm một nhóm người khoẻ mạnh gồm 37 đối tượng để làm nhóm chứng. Kỹ thuật chọn mẫu Thuận lợi. Tiêu chí chọn mẫu Nhóm bệnh Tiêu chuẩn đưa vào: đồng ý tham gia nghiên cứu; l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: