Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy - thành phố Thủ Dầu Một
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.29 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Dựa vào kết quả khảo sát lưu lượng xe, hệ số phát thải và sử dụng phương trình tính toán của mô hình Sutton, tác giả đã ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy - thành phố Thủ Dầu Một ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HUỲNH VĂN LŨY - THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trên tuyến đường Huỳnh VănLũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Dựa vào kết quả khảo sát lưu lượng xe, hệ số phát thải và sử dụng phươngtrình tính toán của mô hình Sutton, tác giả đã ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx. Đối vớibụi và khí SO2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ khí thải CO vào khung giờ cao điểm sáng đầutuần là 30,22 mg/m3 vượt 1 lần và cao điểm chiều ngày đầu tuần và giữa tuần nồng độ CO là 31,69 mg/m3vượt 1,06 lần, 30,85 mg/m3 vượt 1,03 lần so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT (30 mg/m3).Vào tất cả khung giờ nồng độ khí NOx dao động từ 0,36 mg/m3 đến 0,81 mg/m3 đều vượt so với mức quy địnhtrong QCVN 05:2013/BTNMT (0,2 mg/m3). Trong đó, khung giờ cao điểm chiều của cả 3 ngày đều rất cao,cao nhất là ngày đầu tuần là có nồng độ là 0,81 mg/m3 vượt 4,05 lần so với mức quy định, tiếp theo là ngàygiữa tuần với nồng độ là 0,75 mg/m3 vượt 3,75 lần, ngày cuối tuần nồng độ là 0,61 vượt 3,05 lần. Từ đó, tácgiả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu phát sinh khí thải giao thông: thực hiện kiểm kê,kiểm tra khí thải các phương tiện giao thông, chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện mới, phát triển mạnglưới phương tiện công cộng sử dụng nhiên liệu xanh, gia tăng tỷ lệ sử dụng xăng E5, E10, chính sách thu hồiloại bỏ phương tiện cũ nát. Từ khóa: giao thông vận tải, khí thải giao thông, mô hình Sutton, môi trường không khí, ô nhiễmkhông khí.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trongbầu không khí bị ô nhiễm. Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh theo tốc độphát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của người dân thì vấnđề ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ gây ra cũng để lại nhiều hệlụy lớn. Việt Nam hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang hoạt động với mật độ tập trung dàyđặc, khoảng 75% số lượng ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số lượng ô tô chạy bằng dầu DO, 100%xe máy chạy bằng xăng [4]. Khi các phương tiện sử dụng nhiên liệu để vận hành, động cơ sẽ phát thảimột lượng lớn các chất khí có thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường như CO, SO2, NOx và bụi gâyảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tham gia giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến đường. Bình Dương đang trong quá trình đô thị hóa, những năm gần đây luôn phát triển và đóng góp phầnkhông nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sựphát triển nhanh chóng đã dẫn đến hiện trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ngườidân. Đặc biệt, số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều dẫn đến lượng phát thải cànglớn ra môi trường. Trong đó, tuyến đường Huỳnh Văn Lũy là tuyến đường huyết mạch nối từ thành phốThủ Dầu Một đi qua KCN VSIP II-A mở rộng, hướng về huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), lên BìnhPhước và một số tỉnh Tây Nguyên nên lưu lượng xe di chuyển trên tuyến đường rất lớn. Do đó, tác giả 72thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường HuỳnhVăn Lũy tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyếnđường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất giải pháp kiểm soát, giảm thiểu bụi, khí thải CO, SO2,NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp khảo sát, quan trắc thực tế Tiến hành khảo sát địa bàn nghiên cứu nhằm xác định mạng lưới đường giao thông và các phươngtiện giao thông chính trên tuyến đường. Tiến hành quan trắc lưu lượng xe trên 2 phân đoạn của tuyếnđường: đoạn từ Quốc lộ 13 giao với đường Huỳnh Văn Lũy - Giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ (chiều dài6,9km và chiều rộng 15m); đoạn từ Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ - Ngã Tư Nguyễn Văn Linh giao vớiđường Huỳnh Văn Lũy (chiều dài 2,4km và chiều rộng 22,5m) Quá trình quan trắc lưu lượng xe tại mỗi trục đường được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy - thành phố Thủ Dầu Một ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HUỲNH VĂN LŨY - THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trên tuyến đường Huỳnh VănLũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Dựa vào kết quả khảo sát lưu lượng xe, hệ số phát thải và sử dụng phươngtrình tính toán của mô hình Sutton, tác giả đã ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx. Đối vớibụi và khí SO2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ khí thải CO vào khung giờ cao điểm sáng đầutuần là 30,22 mg/m3 vượt 1 lần và cao điểm chiều ngày đầu tuần và giữa tuần nồng độ CO là 31,69 mg/m3vượt 1,06 lần, 30,85 mg/m3 vượt 1,03 lần so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT (30 mg/m3).Vào tất cả khung giờ nồng độ khí NOx dao động từ 0,36 mg/m3 đến 0,81 mg/m3 đều vượt so với mức quy địnhtrong QCVN 05:2013/BTNMT (0,2 mg/m3). Trong đó, khung giờ cao điểm chiều của cả 3 ngày đều rất cao,cao nhất là ngày đầu tuần là có nồng độ là 0,81 mg/m3 vượt 4,05 lần so với mức quy định, tiếp theo là ngàygiữa tuần với nồng độ là 0,75 mg/m3 vượt 3,75 lần, ngày cuối tuần nồng độ là 0,61 vượt 3,05 lần. Từ đó, tácgiả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu phát sinh khí thải giao thông: thực hiện kiểm kê,kiểm tra khí thải các phương tiện giao thông, chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện mới, phát triển mạnglưới phương tiện công cộng sử dụng nhiên liệu xanh, gia tăng tỷ lệ sử dụng xăng E5, E10, chính sách thu hồiloại bỏ phương tiện cũ nát. Từ khóa: giao thông vận tải, khí thải giao thông, mô hình Sutton, môi trường không khí, ô nhiễmkhông khí.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trongbầu không khí bị ô nhiễm. Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh theo tốc độphát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của người dân thì vấnđề ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ gây ra cũng để lại nhiều hệlụy lớn. Việt Nam hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang hoạt động với mật độ tập trung dàyđặc, khoảng 75% số lượng ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số lượng ô tô chạy bằng dầu DO, 100%xe máy chạy bằng xăng [4]. Khi các phương tiện sử dụng nhiên liệu để vận hành, động cơ sẽ phát thảimột lượng lớn các chất khí có thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường như CO, SO2, NOx và bụi gâyảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tham gia giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến đường. Bình Dương đang trong quá trình đô thị hóa, những năm gần đây luôn phát triển và đóng góp phầnkhông nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sựphát triển nhanh chóng đã dẫn đến hiện trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ngườidân. Đặc biệt, số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều dẫn đến lượng phát thải cànglớn ra môi trường. Trong đó, tuyến đường Huỳnh Văn Lũy là tuyến đường huyết mạch nối từ thành phốThủ Dầu Một đi qua KCN VSIP II-A mở rộng, hướng về huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), lên BìnhPhước và một số tỉnh Tây Nguyên nên lưu lượng xe di chuyển trên tuyến đường rất lớn. Do đó, tác giả 72thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường HuỳnhVăn Lũy tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyếnđường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất giải pháp kiểm soát, giảm thiểu bụi, khí thải CO, SO2,NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp khảo sát, quan trắc thực tế Tiến hành khảo sát địa bàn nghiên cứu nhằm xác định mạng lưới đường giao thông và các phươngtiện giao thông chính trên tuyến đường. Tiến hành quan trắc lưu lượng xe trên 2 phân đoạn của tuyếnđường: đoạn từ Quốc lộ 13 giao với đường Huỳnh Văn Lũy - Giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ (chiều dài6,9km và chiều rộng 15m); đoạn từ Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ - Ngã Tư Nguyễn Văn Linh giao vớiđường Huỳnh Văn Lũy (chiều dài 2,4km và chiều rộng 22,5m) Quá trình quan trắc lưu lượng xe tại mỗi trục đường được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá chất lượng không khí Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí Khí thải giao thông Bảo vệ môi trường không khí Môi trường không khí thành phố Thủ Dầu MộtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
8 trang 47 0 0
-
Giáo án môn Khoa học lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
288 trang 41 0 0 -
Bài giảng Môi trường trong xây dựng
64 trang 26 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
22 trang 23 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật an toàn và môi trường (In lần thứ nhất): Phần 2
236 trang 19 0 0 -
Giáo trình Bảo vệ môi trường - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
80 trang 18 0 0 -
Phần cuối: Kết luận và kiến nghị
12 trang 16 0 0 -
Môi trường không khí và các biện pháp bảo vệ: Phần 2
257 trang 15 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật môi trường trong công nghiệp: Chương 2.1 - Nguyễn Thị Thảo
22 trang 15 0 0