Danh mục

Đánh giá chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.87 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam" dưới đây, sẽ nhìn nhận lại một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách này thời gian qua nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thu Hà Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về phát triển kinh tế, phát triển xã hội cân bằng, ổn định và vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm sâu sắc. Trong đó, việc thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo chính là động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của cả nước. thời gian qua Nhà nước đã xây dựng nhiều chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp đồi mới sáng tạo, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh; Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực trạng thực thi các chính sách này trên thực tế còn một tồn tại một số khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển chung cho môi trường sinh thái khởi nghiệp. Bài viết dưới đây, sẽ nhìn nhận lại một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách này thời gian qua nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Từ khóa: Chính sách khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp 1. Đặc vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh, mạnh. Cụ thể kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Có được những kết quả này trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp khởi nghiệp đó là việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, kết nối khai thác các nguồn lực cho phát triển kinh tế, khuyến khích thanh niên sinh viên trí thức trẻ tham gia khởi nghiệp tạo ra nhiều việc làm mới, hướng tới xây 330 dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động trong đó mọi thanh niên - sinh viên đều khát khao khởi nghiệp, sáng tạo để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp”, điều này cho thấy vấn đề khởi nghiệp đang được nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt. và một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay là xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải có cơ sở khoa học, phương pháp luận khoa học và căn cứ vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn còn mốt số vướng mắc khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được một số chính sách về nguồn vốn, khoa học, công nghệ, nhiều chính sách mới hiện nay chỉ mang tính khuyến khích chung chung. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kém hiệu quả, khó khăn trong tiếp cận đất đai… Tác giả sẽ đề cập những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua. 2. Nội dung 2.1. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; chính sách về hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp, sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp…Tùy vào từng trường hợp mà các hỗ trợ liên quan đến thủ tục pháp lý, mặt bằng sản xuất, văn phòng làm việc, công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo lãnh tín dụng, tiếp nhận vốn từ các quỹ đầu tư, thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối đối tác, thuế thu nhập doanh nghiệp...cụ thể như: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định các điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận hỗ trợ. Theo đó, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng hai tiêu chí sau sẽ nhận được sự hỗ trợ theo quy định, bao gồm: Một là, có thời hạn không quá năm năm kể từ ngày đựợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Hai là, chưa chào bán chứng khoán ra công chúng. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng như Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 331 Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo Nghị quyết, đến năm 2020, cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều: