Danh mục

Một số giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.98 KB      Lượt xem: 64      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ các chủ trương, chính sách đã được sử dụng để thúc đẩy khởi nghiệp của Việt Nam cũng như những kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM Nguyễn Đức Hoàng Thọ*- Trần Thị Thanh Huyền** 1 2 TÓM TẮT: Trong quá trình đối mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, vấn đề khởi nghiệp và tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nhờ quan điểm cởi mở hơn đối với khu vực tư nhân của chính phủ, kinh tế tư nhân đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, các nguồn lực được giải phóng, qua đó giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ rõ, khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp chịu tác động mạnh mẽ không chỉ bởi các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp mà còn bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, từ góc độ quản lý vĩ mô, Việt Nam cần tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hơn nữa. Bài viết tập trung làm rõ các chủ trương, chính sách đã được sử dụng để thúc đẩy khởi nghiệp của Việt Nam cũng như những kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: Khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên. Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và trở thành nước có thu nhập trung bình, tuy nhiên, nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” luôn hiện hữu. Điều đó đặt ra yêu cầu, Việt Nam cần phải tập trung hơn nữa vào đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện giải phóng các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo mà trước mắt là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp, tuy nhiên, quan niệm về khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp không phải lúc nào cũng nhất quán. Nhìn chung, vấn đề khởi nghiệp thường được các học giả nhấn mạnh gắn với một khâu, một đặc tính cơ bản của các hành động thành lập, triển khai thực hiện các mô hình kinh doanh liên quan. Theo Paul Graham (2005), doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp được lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Yếu tố quan trọng nhất xác định một doanh nghiệp khởi nghiệp là tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng tạo mới. Steve Blank (2013) lại coi doanh nghiệp khởi nghiệp là một tổ chức được tạo ra để tìm kiếm mô hình kinh doanh “có khả năng lặp lại và mở rộng”. Bàn về doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, theo Bùi Nhật Quang (2017), cách hiểu phổ biến về doanh nghiệp khởi nghiệp được xác định với 3 yếu tố chính là: (i) Tăng trưởng nhanh; (ii) tài sản trí tuệ, công nghệ (tức là khả năng đổi mới sáng tạo); và (iii) mô hình kinh doanh mới. * Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội, ** Học viện Ngân hàng, 12 chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84983830104, E-mail: huyenttt@hvnh.edu.vn 736 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan. Trong số đó, cần kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải (2017). Theo tác giả, khởi nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp chịu tác động của các yếu tố thuận chiều như: Ý tưởng kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ; kinh nghiệm tích lũy được của nhà sáng lập; nguồn nhân lực và quản trị nhân sự; trình độ công nghệ được sử dụng; nguồn lực vốn và tài chính; marketing và bán hàng; tổ chức quản lý và vận hành nội bộ; tình hình kinh tế - xã hội tại thời điểm doanh nghiệp khởi nghiệp; đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, vốn điều lệ là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp (vốn điều lệ của doanh nghiệp khởi nghiệp càng cao thì khả năng khởi nghiệp thành công càng thấp). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét mức độ ảnh hưởng đến khả năng doanh nghiệp khởi nghiệp thành công của các yếu tố như: Hoạt động chuẩn bị khởi nghiệp; kỹ năng, kiến thức của nhà khởi nghiệp; động lực của nhà khởi nghiệp; mục tiêu khởi nghiệp; chiến lược và kế hoạch khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; thủ tục hành chính, pháp lý; chính sách thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; khách hàng; nhà cung cấp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố này đối với khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Phần tiếp theo của bài viết sẽ tập trung làm rõ chủ trương, chính sách của Việt Nam trong thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp; xem xét thực trạng khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp Việt Nam. 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước cho thấy, kể từ khi đổi mới đến nay, đường lối, chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân luôn nhất quán và ngày càng hoàn thiện. Qua các kỳ đại hội, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân được thừa nhận dần dần, từ chỗ chỉ là “thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp” (theo tinh thần Đại hội Đảng VI), đến là “bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế” (th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: