Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 778.80 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai nghiên cứu đánh giá thành phần loài, mức độ đa dạng của các loài thực vật bậc cao này có giá trị quan trọng đối với việc đánh giá môi trường nước tại các khu vực đất ngập nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0017 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ MẠCH NGẬP NƯỚC VÀ BÁN NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Kim Thanh1,*, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Thùy Dung3, Nguyễn Mạnh Hùng4 Tóm tắt. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và thực hiện điều tra thực địa năm 2021 về các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai, bước đầu đã xác định có 106 loài, thuộc 84 chi, 46 họ, thuộc 2 ngành thực vật có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, tỉ lệ chi đơn loài tương đối cao. Tổng số loài thực vật ngập nước được ghi nhận là 43 loài bao gồm nhóm cây có dạng sống trôi nổi với 6 loài, dạng sống chìm với 8 loài, còn lại là 29 loài sống chồi. Có 4 họ giàu loài (có trên 6 loài) lần lượt là họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Số lượng loài thực vật ở Khu DTSQ Đồng Nai mang tính đại diện cho các loài đặc trưng cho vùng đất ngập nước, hình thành nên các kiểu ưu hợp thực vật khác nhau tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Bán ngập nước, đất ngập nước, Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, ngập nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, đất ngập nước (ĐNN) rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha và đa dạng về chủng loại (Lê Diên Dực, 1989). Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao, nơi sống của nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Đất ngập nước còn có chức năng sinh thái như cung cấp nguồn nước ngầm, ổn định vi khí hậu, sản xuất sinh khối và là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai (DTSQ) được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận năm 2011, là Khu DTSQ thứ 580 của thế giới và là Khu DTSQ thứ 8 của Việt Nam. Khu DTSQ Đồng Nai có tổng diện tích là 969.993 ha. Trong Khu DTSQ Đồng Nai có vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên đã được công nhận là khu Ramsar với nhiều đặc tính nổi bật về đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai cũng đang xây dựng thành khu Ramsar mới của Việt Nam. Bên cạnh 2 vùng đất ngập nước trên, trong Khu DTSQ Đồng Nai còn nhiều hệ thống sông, suối và ao hồ, đầm lầy có chức năng, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và đời sống kinh tế người dân như hồ Bà Hào, Sông Bé, suối Mã Đà,.… Các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước ven bờ đóng góp tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước hoàn chỉnh, cung cấp nguồn thức ăn, nơi sinh sống, làm tổ 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội 2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Công ty TNHH GCF Việt Nam * Email: nguyenthikimthanh@hus.edu.vn PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 159 của nhiều loài động vật sống trong nước và ngập nước, cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật. Việc đánh giá thành phần loài, mức độ đa dạng của các loài thực vật bậc cao này có giá trị quan trọng đối với việc đánh giá môi trường nước tại các khu vực ĐNN. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại Khu DTSQ Đồng Nai. - Thời gian điều tra thực địa trong 2 mùa: mùa khô và mùa mưa vào tháng 5 và tháng 11/2021. Việc thu mẫu thực vật được thực hiện tại khu ĐNN thuộc Khu DTSQ Đồng Nai bao gồm hồ Trị An, hồ Bà Hào, Bầu Sấu, Bầu Chim và Bầu Cá. Các điểm và tuyến thu mẫu cắt qua các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã kế thừa các kết quả điều tra về thực vật và thảm thực vật rừng đã được tiến hành trong những năm trước đây liên quan đến vùng điều tra như: Điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2000); Điều tra thảm thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2010); số liệu điều tra được cung cấp của 04 ô định vị nghiên cứu sinh thái (mỗi ô có diện tích 100 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2003) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2008); số liệu điều tra 25 ô sơ cấp (mỗi ô có diện tích 2 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2002) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2007). Phương pháp điều tra thực địa và đánh giá các chỉ số đa dạng được dựa theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật” của Hoàng Chung (2008). Tùy từng sinh cảnh của khu vực điều tra mà phương pháp thu mẫu theo tuyến và có kết hợp với ô tiêu chuẩn (OTC). Dọc theo mỗi tuyến đặt các OTC (10 m × 10 m = 100 m2) với tổng cộng 30 OTC. Tại mỗi OTC đặt 2 ô nhỏ (1 m2) để điều tra các loài cây cỏ. Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ của Khu DTSQ nhằm phát hiện những loài thực vật mà trong quá trình điều tra thực địa chưa phát hiện được. Các mẫu vật được định tên dựa trên các tài liệu: Thực vật chí Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2000 - 2017), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993), sau đó chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục Thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005) để lập danh lục thành phần loài thực vật ngập nước và bán ngập nước cho khu vực nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại khu DTSQ Đồng Nai Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về thực vật ngập nước và bán ngập nước trong 2 mùa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0017 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ MẠCH NGẬP NƯỚC VÀ BÁN NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Kim Thanh1,*, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Thùy Dung3, Nguyễn Mạnh Hùng4 Tóm tắt. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và thực hiện điều tra thực địa năm 2021 về các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai, bước đầu đã xác định có 106 loài, thuộc 84 chi, 46 họ, thuộc 2 ngành thực vật có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, tỉ lệ chi đơn loài tương đối cao. Tổng số loài thực vật ngập nước được ghi nhận là 43 loài bao gồm nhóm cây có dạng sống trôi nổi với 6 loài, dạng sống chìm với 8 loài, còn lại là 29 loài sống chồi. Có 4 họ giàu loài (có trên 6 loài) lần lượt là họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Số lượng loài thực vật ở Khu DTSQ Đồng Nai mang tính đại diện cho các loài đặc trưng cho vùng đất ngập nước, hình thành nên các kiểu ưu hợp thực vật khác nhau tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Bán ngập nước, đất ngập nước, Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, ngập nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, đất ngập nước (ĐNN) rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha và đa dạng về chủng loại (Lê Diên Dực, 1989). Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao, nơi sống của nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Đất ngập nước còn có chức năng sinh thái như cung cấp nguồn nước ngầm, ổn định vi khí hậu, sản xuất sinh khối và là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai (DTSQ) được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận năm 2011, là Khu DTSQ thứ 580 của thế giới và là Khu DTSQ thứ 8 của Việt Nam. Khu DTSQ Đồng Nai có tổng diện tích là 969.993 ha. Trong Khu DTSQ Đồng Nai có vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên đã được công nhận là khu Ramsar với nhiều đặc tính nổi bật về đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai cũng đang xây dựng thành khu Ramsar mới của Việt Nam. Bên cạnh 2 vùng đất ngập nước trên, trong Khu DTSQ Đồng Nai còn nhiều hệ thống sông, suối và ao hồ, đầm lầy có chức năng, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và đời sống kinh tế người dân như hồ Bà Hào, Sông Bé, suối Mã Đà,.… Các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước ven bờ đóng góp tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước hoàn chỉnh, cung cấp nguồn thức ăn, nơi sinh sống, làm tổ 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội 2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Công ty TNHH GCF Việt Nam * Email: nguyenthikimthanh@hus.edu.vn PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 159 của nhiều loài động vật sống trong nước và ngập nước, cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật. Việc đánh giá thành phần loài, mức độ đa dạng của các loài thực vật bậc cao này có giá trị quan trọng đối với việc đánh giá môi trường nước tại các khu vực ĐNN. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại Khu DTSQ Đồng Nai. - Thời gian điều tra thực địa trong 2 mùa: mùa khô và mùa mưa vào tháng 5 và tháng 11/2021. Việc thu mẫu thực vật được thực hiện tại khu ĐNN thuộc Khu DTSQ Đồng Nai bao gồm hồ Trị An, hồ Bà Hào, Bầu Sấu, Bầu Chim và Bầu Cá. Các điểm và tuyến thu mẫu cắt qua các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã kế thừa các kết quả điều tra về thực vật và thảm thực vật rừng đã được tiến hành trong những năm trước đây liên quan đến vùng điều tra như: Điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2000); Điều tra thảm thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2010); số liệu điều tra được cung cấp của 04 ô định vị nghiên cứu sinh thái (mỗi ô có diện tích 100 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2003) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2008); số liệu điều tra 25 ô sơ cấp (mỗi ô có diện tích 2 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2002) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2007). Phương pháp điều tra thực địa và đánh giá các chỉ số đa dạng được dựa theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật” của Hoàng Chung (2008). Tùy từng sinh cảnh của khu vực điều tra mà phương pháp thu mẫu theo tuyến và có kết hợp với ô tiêu chuẩn (OTC). Dọc theo mỗi tuyến đặt các OTC (10 m × 10 m = 100 m2) với tổng cộng 30 OTC. Tại mỗi OTC đặt 2 ô nhỏ (1 m2) để điều tra các loài cây cỏ. Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ của Khu DTSQ nhằm phát hiện những loài thực vật mà trong quá trình điều tra thực địa chưa phát hiện được. Các mẫu vật được định tên dựa trên các tài liệu: Thực vật chí Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2000 - 2017), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993), sau đó chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục Thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005) để lập danh lục thành phần loài thực vật ngập nước và bán ngập nước cho khu vực nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại khu DTSQ Đồng Nai Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về thực vật ngập nước và bán ngập nước trong 2 mùa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Loài thực vật có mạch Bán ngập nước Đất ngập nước Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Thực vật thủy sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 40 0 0
-
Mùa sinh sản tự nhiên của cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801)
9 trang 35 0 0 -
49 trang 25 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Thực vật thủy sinh
5 trang 25 0 0 -
5 trang 24 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của một số loài thực vật thủy sinh
6 trang 24 0 0 -
Bài giảng về Định giá kinh tế đất ngập nước
77 trang 24 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Đông Bắc Việt Nam
15 trang 22 0 0 -
27 trang 22 0 0