Danh mục

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 819.80 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá thích nghi đất ngập mặn cho cây đước đôi, cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra các quyết định, chính sách phát triển RNM tại tỉnh Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022) ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN CÂY ĐƯỚC ĐÔI (RHIZOPHOZA APICULATA) TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN Vũ Văn Lương1*, Lê Văn Thăng2, Đường Văn Hiếu2 1 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Vinh 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: vuvanluong271176@gmail.com Ngày nhận bài: 3/8/2021; ngày hoàn thành phản biện: 4/8/2021; ngày duyệt đăng: 4/4/2022 TÓM TẮT Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) được thực hiện trên cơ sở thu thập và kế thừa các bản đồ nền, khảo sát thực địa, quan trắc và phân tích bổ sung; công nghệ GIS được ứng dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu và hỗ trợ đánh giá thích nghi sinh thái cho cây đước đôi. Khu vực nghiên cứu có 127 loại đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được đánh giá cho cây đước đôi dựa vào 16 chỉ tiêu của 4 tiêu chí: (i) Loại đất ngập mặn, (ii) Thể nền và thành phần cơ giới, (iii) Độ sâu ngập triều, (iv) Hiện trạng đất ngập mặn và rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy: 48 ĐVĐĐ rất thích nghi (124,1 ha, 17,3%), 44 ĐVĐĐ thích nghi trung bình (128,9 ha, 25,6%), 5 ĐVĐĐ ít thích nghi (31,2 ha, 4,4%) và 30 ĐVĐĐ không thích nghi (377,6 ha, 52,7%) đối với phát triển cây đước đôi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ việc mở rộng diện tích, phát triển cây đước đôi phù hợp tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Đước đôi, Nghệ An, rừng ngập mặn, thích nghi sinh thái. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng cả về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. RNM được xem là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông, ven biển (Phan Nguyên Hồng) [4] và có tiềm năng về dịch vụ hệ sinh thái [9]. Hiện nay, RNM đã và đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng do nhiều nguyên nhân. Ở Nghệ An, RNM phân bố không tập trung từ thị xã Hoàng Mai đến thành phố Vinh, gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu là đước đôi, sú, vẹt, bần (Phạm Hồng Ban và cs, 2003) [3]. Hoạt động kinh tế của con người đã tác động tiêu cực đến RNM như làm đầm nuôi tôm, khai thác cát, du lịch… đã làm giảm diện tích RNM từ 1.215 ha (năm 2004) xuống còn khoảng 344,8 ha (năm 2018), trung bình mỗi năm mất khoảng 62,1 ha [3]. Vấn đề phục 181 Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An hồi rừng ngập mặn đã được nghiên cứu và thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các chính sách về phát triển RNM, khuyến khích trồng lại rừng với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, UNEP, UNESCO đã được triển khai ở nước ta, trong đó có ven biển tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, tỉ lệ cây sống thấp, một trong những nguyên nhân là chưa đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi với từng loại cây trồng [3]. Cây đước đôi (rhizophoza apiculata), được phân bố tương đối rộng lớn ở các vùng ven biển nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Malaysia, Indonesia, Banglades, Thailand, Philipines, PapuaNew Guinea, Queenland. Ở Việt Nam, đước đôi phân bố từ ven biển miền Trung đến Cà Mau, Kiên Giang. Đước đôi được trồng ở bãi bồi ven biển, vùng trũng nội địa từ Cà Mau đến Bình Định (từ 8o30’ - 15o’ vĩ độ Bắc) (Quyết định số 5620/QĐ-BNN-TCLN). Cây đước cùng với một số loài thực vật khác ở ven biển đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây đước (Rhizophoraceae) là một trong 5 họ cây ngập mặn thực thụ thân gỗ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) (Phan Nguyên Hồng, 2004) [4]. Các nghiên cứu về rừng ngập mặn nói chung và đước đôi nói riêng cho rằng, cây đước là loài thực vật quan trọng trong việc phục hồi các rừng ven biển ở nước ta. Các yếu tố quyết định đến công tác phục hồi RNM là lập địa trồng, loài cây, thời vụ trồng, các nhân tố giới hạn và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng (chẳng hạn như biện pháp trồng bổ sung, kiểm soát sâu bệnh hại…) (Chan và Baba (2009) [11]. Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác như các yếu tố sinh học (khả năng chịu mặn, khả năng phát tán nguồn vật liệu giống và vật hậu), yếu tố vật lý (loại đất, kiểu sóng, độ mặn, chế độ thủy triều) cũng cần được quan tâm. Để đánh giá vùng thích hợp cho phát triển các loại cây ngập mặn, 3 yếu tố quan trọng có liên quan đến sinh trưởng cây ngập mặn gồm: Loại đất, chế độ ngập triều và thành phần cơ giới của đất. Bên cạnh đó, một số yếu tố tự nhiên khác như địa hình, độ mặn nước biển ven bờ, sóng biển… cũng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm đất ngập mặn và việc trồng cây ngập mặn (Nguyễn Ngọc Bình và cộng sự, 2008) [1]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây đước đôi như: đặc điểm đất, chế độ thủy triều... Theo Đặng Trung Tấn (2000) [7], thời gian ngập triều trung bình từ 100 – 300 ngày/năm, với mức ngập 45 – 55cm vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thích hợp cho loài đước đôi phát triển. Nếu ngập triều cao quá, việc trồng cây gặp rất nhiều khó khăn và tỉ lệ chết rất cao, đối với nơi có độ ngập triều thấp (dưới 100 ngày/năm) không thích hợp cho sự sinh trưởng của đước. Theo Đoàn Đình Tam và cộng sự, đước có triển vọng nhất khi trồng thử nghiệm trên đất cằn và ao nuôi tôm bị bỏ hóa (Đoàn Đình Tam và cộng sự, 2012) [8]. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có các nghiên cứu, đánh giá điều kiện đất đai để xác định mức độ thích hợp cho phát triển cây đước đôi. 182 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: