Danh mục

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại cửa thoát nước khu vực An Tây (AT) và nước sông Sài Gòn tại cầu Phú Cường (TDM)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 911.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá chất lượng nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải trên cơ sở khảo sát thực nghiệm hiện trạng chất lượng nước mặt tại 2 vị trí cửa xả An Tây và nước mặt sông Sài Gòn tại cầu Phú Cường giai đoạn 2016 - 2021. Công tác quan trắc, lấy mẫu nước mặt nước được thực hiện hàng tháng tại điểm nghiên cứu. Chất lượng nước mặt tại cửa xả ở An Tây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khu vực lân cận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại cửa thoát nước khu vực An Tây (AT) và nước sông Sài Gòn tại cầu Phú Cường (TDM) ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CỬA THOÁT NƯỚC KHU VỰC AN TÂY (AT) VÀ NƯỚC SÔNG SÀI GÒN TẠI CẦU PHÚ CƯỜNG (TDM) Nguyễn Văn Tiến1, Nguyễn Thị Bích Trâm2 1. Lớp CH21MT01, Trường Đại học Thủ Dầu Một; 2. Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đánh giá chất lượng nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải trên cơ sở khảo sát thựcnghiệm hiện trạng chất lượng nước mặt tại 2 vị trí cửa xả An Tây và nước mặt sông Sài Gòntại cầu Phú Cường giai đoạn 2016 - 2021. Công tác quan trắc, lấy mẫu nước mặt nước đượcthực hiện hàng tháng tại điểm nghiên cứu. Chất lượng nước mặt tại cửa xả ở An Tây bị ảnhhưởng nghiêm trọng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khu vực lân cận. Kếtquả khảo sát cho thấy, chất lượng nước mặt tại cửa xả An Tây bị ô nhiễm cao và bất thường.Tại điểm khảo sát trên sông Sài Gòn, các chỉ tiêu khảo sát ít biến động nhưng đôi khi vẫn vượtquy chuẩn ở một số chỉ tiêu nghiên cứu, đặc biệt là chỉ tiêu kim loại nặng. Kiểm soát nguồn thải hiện nay là vấn đề nhức nhối tại các địa phương phát triển sản xuấtcông nghiệp cũng như các vùng lân cận chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Nguồn ô nhiễmnày ngày càng lan rộng ở các vùng sông nước. Từ khóa: Kim loại nặng, nước uống, sông Sài Gòn.1. GIỚI THIỆU Ô nhiễm nước bắt nguồn từ nhiều nguồn và nguyên nhân khác nhau. Sông ngòi chỉ thểkhả năng phục hồi đối với tác động của một số chất ô nhiễm trong một định mức nhất định. Vềlâu dài, sông ngòi có rất ít khả năng chống lại tác động của ô nhiễm trong nước. Các chất ônhiễm vào môi trường nước sẽ bị tích luỹ và tăng dần nồng độ dẫn đến suy thoái môi trường.Việc tiếp tục thải ra nước thải và nước thải công nghiệp tiếp tục là một mối đe dọa nghiêm trọngđối với các nguồn nước tiếp nhận, gây ra hậu quả trên diện rộng và lâu dài. Đa số các khu vựcđô thị đang phát triển đều có một số hệ thống quản lý nước thải, một số hệ thống rất hiệu quảvà đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép. Nhưng nhiều hệ thống khác lại gặp khó khăn với thiết kếkém, các vấn đề bảo trì và mở rộng bao gồm đầu tư kém vào hệ thống quản lý nước thải. Ở cáccộng đồng nông thôn và nghèo thường không có bất kỳ hình thức hệ thống quản lý nước thảinào. Các chất thải từ các ngành công nghiệp quy mô lớn và nhỏ thường được chuyển đến cácdòng nước mặt, điều này thường gây ô nhiễm, mất đặc tính sinh học trong hệ sinh thái thủy sinhvà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nước thải được xử lý kém có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến lưu vực tiếp nhận. Các tácđộng độc hại có thể là cấp tính hoặc tích lũy. Các tác động cấp tính từ nước thải xả ra nói chunglà do hàm lượng amoniac và clo cao, lượng vật liệu cần oxy cao, hoặc nồng độ độc hại của kimloại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ. Các tác động tích lũy là do sự tích tụ dần dần của cácchất ô nhiễm trong nguồn nước mặt tiếp nhận, điều này chỉ trở nên rõ ràng khi vượt quá một 131ngưỡng nhất định (The Effects of Wastewater and How Bad It Is For the Environment -Conserve Energy Future, n.d.). Tất cả các sinh vật sống dưới nước đều có một phạm vi môi trường nhất định cho chứcnăng và sự tồn tại tối ưu của chúng. Do tải lượng hữu cơ của nước thải, nước thải thải ra thườnggóp phần vào sự thay đổi tính chất của nguồn nước tiếp nhận. Đối với nước thải chưa xử lý khixả vào nguồn tiếp nhận, làm suy giảm oxy hòa tan (DO) trong nước bề mặt nguồn tiếp nhận. Nếumức DO dưới 5 mg /L sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thủy sinh (Morrison và nnk., 2001). Sự thay đổi tính chất của nguồn tiếp nhận nước thải không chỉ là sự thay đổi chỉ riêng DOhay pH, … mà là sự thay đổi tổng thể của nguồn tiếp nhận do sự khuếch tán, sự tích tụ haychuyển hoá theo một cách khác. Nước mặt là một trong những hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặngnề nhất trên trái đất, và sự thay đổi chất lượng nước do tiếp nhận nguồn thải từ quá trình sảnxuất và sinh hoạt của con người đã dẫn đến suy thoái sinh thái trên diện rộng như suy giảm chấtlượng và nguồn nước, mất các loài sinh vật, và thay đổi sự phân bố và cấu trúc của quần thểsinh vật dưới nước Pberdorff và nnk., 1997) do đó, làm thay đổi tính chất hóa lý và vi sinh vậtcủa dòng nước, chế độ thủy văn, và bản chất của môi trường sống ở sông và ven sông cũng theođó mà thay đổi theo (Poff và nnk., 1997). Tính từ hồ Dầu Tiếng về hướng Sài Gòn, sông Sài Gòn là nơi tiếp nhận nước thải từ tấtcả các nguồn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp.Do vậy, việc kiểm soát nguồn thải vào sông Sài Gòn là một vấn đề khó khăn. Mạng lươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: