Danh mục

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá rô phi là đối tượng được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển theo định hướng tạo sản phẩm cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong giai đoạn 2012 - 2020. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ RÔ PHI Ở TỈNH QUẢNG NINH ASSESSMENT OF CURRENT STATUS AND PROPOSED SOLUTIONS DEVELOPMENT TILAPIA AQUACULTURE IN QUANG NINH PROVINCE Vương Văn Oanh1, Phạm Anh Tuấn2 Ngày nhận bài: 17/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 27/9/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Cá rô phi là đối tượng được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển theo định hướng tạo sản phẩm cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong giai đoạn 2012 - 2020. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cấp thiết hiện nay. Tổng số 120 hộ nuôi cá rô phi tại 4 huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng và Đầm Hà được tiến hành khảo sát từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, kết quả cho thấy rằng diện tích nuôi cá rô phi trung bình 1590,00±207,02 m2/hộ đến 6611,00±838,38 m2/hộ. Tổng sản lượng cá nuôi trung bình 298,29 tấn/hộ, năng suất nuôi 4,54±0,48 tấn/ha đến 8,56±0,48 tấn/ha. Mật độ nuôi giống thả dao động từ 1,48±0,09 con/m2 đến 2,27±0,07 con/m2. Điều này có thể do việc sản xuất con giống cá rô phi trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi, sản lượng con giống còn thấp. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá rô phi chủ yếu là thức ăn tự chế biến. Thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi cá rô phi chiếm tỷ lệ thấp. Từ khóa: cá rô phi, diện tích, sản lượng, năng suất, mật độ, giống, thức ăn, tiêu thụ ABSTRACT Tilapia is an aquaculture species which is prior to develop in Quang Ninh province under furture direction of the province to create products providing for domestic consumption and export demand between 2012 and 2020. This survey was carried out on the total of 120 households in 4 districts, Dong Trieu, Uong Bi, Yen Hung and Đam Ha from May, 2010 to March, 2011. The results showed that the average cultured areas of Tilapia were 0.16±0.02 ha/household to 0.66±0.08 ha/household. Total yield was 298.29 tons/household. The average productivity of ponds was 4.54±0.48 tons/ha to 8.56±0.48 tons/ha. Stocking density ranges from 1.48±0.09 individuals/m2 to 2.27±0.07 individuals/m2. This result may be due to the production of seed tilapia in province hasn’t supplied for demand of farms and seed production is low. The artificial feed is mainly used to culture tilapia and commercial feed accounts low proportion. Keywords: tilapia, area, yield, productivity, density, seed, food, consumption I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xác định phát triển thủy sản như một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó đối với nuôi trồng thủy sản, cá rô phi được xác định là đối tượng kinh tế chủ lực đưa vào nuôi trong các vùng nước ngọt và một phần nước lợ. Nhiều mô hình và dự án nuôi cá rô phi đã được thực hiện để nhân rộng và cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất nuôi đạt 10-15 tấn/ha, lợi nhuận 40-60 triệu đồng/ha. Hiện nay, phong trào nuôi cá rô 1 2 phi đơn tính đang có chiều hướng phát triển mạnh ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, khi sản xuất đại trà do khả năng sản xuất và cung ứng con giống còn hạn chế, chất lượng con giống chưa đảm bảo, công nghệ nuôi chưa hoàn thiện, dịch vụ hậu cần còn hạn chế dẫn đến cá nuôi chậm lớn, kích cỡ thương phẩm nhỏ, dịch bệnh phát sinh, giá thành sản xuất cao dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, chưa thúc đẩy được sản xuất. Do đó, vấn đề đặt ra là Quảng Ninh nên phát triển nuôi cá rô phi như thế nào cho hợp lý và mang tính bền vững. Vương Văn Oanh: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Anh Tuấn: Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh” đã được thực hiện. Kết quả của đề tài này sẽ cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng làm cơ sở định hướng phát triển nuôi cá rô phi của tỉnh Quảng Ninh. giống nước ngọt của tỉnh, các cơ sở dịch vụ giống và người dân nuôi cá rô phi tại 4 huyện, tình hình sử dụng thức ăn; thuốc, hoá chất tại vùng nuôi, tình hình tiêu thụ được khảo sát tại 4 công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Quảng Ninh, các hộ nuôi (120 mẫu), người thu mua cá rô phi thương phẩm, các chợ tiêu thụ cá. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành nghiên cứu về nghề nuôi cá rô phi ở 4 huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng và Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh từ tháng 5/2010 đến hết tháng 3/2011. Số liệu thứ cấp được thu thập tìm hiểu các thông tin về đặc điểm sinh học, tình hình phát triển nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam được kế thừa và cập nhật thông tin từ các tài liệu sách, báo cáo đề tài, dự án, các chương trình phát triển, quy hoạch nuôi cá rô phi của ngành và tỉnh. Các số liệu sơ cấp có được qua điều tra: tình hình nuôi cá rô phi trong những năm gần đây được khảo sát từ người nuôi thông qua hình thức phỏng vấn bằng những bộ câu hỏi; số liệu tình hình sản xuất, cung ứng giống được thu thập tại trại sản xuất III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 1.1. Diện tích ao nuôi Cá rô phi hiện được nuôi chủ yếu ở vùng nước ngọt, vùng chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi cá rô phi trong nước lợ ít. Theo khảo sát trên 120 hộ được điều tra tại 4 huyện của tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổng diện tích nuôi cá rô phi là 46,44 ha. Diện tích nuôi cá rô phi trung bình/hộ từ 0,16±0,02 ha đến 0,66±0,08 ha trong đó diện tích nuôi cá rô phi trung bình/hộ nhỏ nhất tại Đầm Hà là 0,04 ha và lớn nhất ở Yên Hưng là 2 ha (bảng 1). Bảng 1. Ao nuôi cá rô phi quy mô hộ ở Quảng Ninh Chỉ tiêu Huyện Diện tích (ha/hộ) Độ sâu (m) Uông Bí (N=30) Đầm Hà (N=30) Đông Triều (N=30) Yên Hưng (N=30 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: