Danh mục

Đánh giá hiệu lực vaccine phòng dại trên chó nuôi tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 748.88 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung nghiên cứu của bài viết đánh giá hiệu quả của đợt tiêm vaccine khảo sát thông qua các kết quả xét nghiệm xác định hiệu giá kháng thể chống virus dại trong huyết thanh chó trước (2 - 2,5 tháng) và sau (22 ngày) tính từ thời điểm tiêm vaccine dại khảo sát với một số nhóm chó theo tiêu chí phân loại khác nhau (địa bàn nuôi, giới tính, giống) và đánh giá hiệu quả của việc tiêm vaccine khảo sát thông qua việc xác định và so sánh các tỷ lệ nhiễm virus dại ở đàn chó đã được tiêm vaccine và chưa được tiêm vaccine trong quá khứ, kiểm định lại tình trạng mang virus dại ở chó đã được tiêm vaccine khảo sát sau khi đã giết hủy tất cả chó mang trùng sau lần xét nghiệm trước đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu lực vaccine phòng dại trên chó nuôi tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC VACCINE PHÒNG DẠI TRÊN CHÓ NUÔI TẠI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Phan Ngọc Tuyết1, Nguyễn Thị Mỹ Trinh2, Phạm Thị Thanh Thúy2, Phạm Hồng Sơn2* 1 Chi cục thú y, tỉnh Quảng Bình; 2 Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Liên hệ email: sonphdhnl@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu ở huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bằng xét nghiệm ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) đã cho thấy vaccine được chỉ định sử dụng tại địa bàn có chất lượng phù hợp, đã nâng tỷ lệ chó mang kháng thể từ 46,25% lên 93,75% (P~0), tỷ lệ bảo hộ từ 32,92% lên 75,83% (P~0), tương ứng với cường độ miễn dịch từ 3,37 HI lên 13,97 HI, đồng thời cho thấy tỷ lệ chó được bảo hộ sau đợt tiêm vaccine dại vụ cuối xuân năm 2017 theo quy định thấp dưới mức cần thiết. Đáp ứng miễn dịch được cảm ứng bởi tiêm vaccine khảo sát không phụ thuộc vào địa bàn nuôi và tính biệt của chó nhưng mức độ đáp ứng ở nhóm giống chó ngoại và lai ngoại cao hơn nhóm chó giống nội. Cũng từ đàn chó đó, xét nghiệm virus dại trong nước bọt bằng SSDHI đã cho thấy 3 trong số 154 chó chưa tiêm vaccine lần nào (1,9%) từ 240 chó ở đợt trước tiêm khảo sát (1,25%), nhưng không phát hiện được chó mang virus trong số chó đã được tiêm vaccine dại ít nhất một lần trong quá khứ, đồng thời, giết hủy chó có phản ứng SSDHI dương tính đã dẫn đến sự vắng mặt các cá thể chó có nước bọt mang virus dại trong quần thể. Như vậy, tiêm vaccine phòng bệnh dại phối hợp xét nghiệm và giết hủy chó mang virus dại có thể là biện pháp hữu hiệu trong việc thanh toán bệnh dại. Từ khóa: bệnh dại, chó, HI, SSDHI, vaccine. Nhận bài: 18/04/2018 Hoàn thành phản biện: 20/05/2018 Chấp nhận bài: 30/05/2018 1. MỞ ĐẦU Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do lyssavirus gây ra ở nhiều loài động vật máu nóng và người, bệnh dại lây sang người qua đường da và niêm mạc, thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó và khoảng 90% số trường hợp tử vong là do chó hay mèo cắn (Nguyễn Võ Hinh, 2009). Tiêm chủng vaccine phòng bệnh dại cho chó là một biện pháp phòng bệnh mang tính quyết định nhằm ngăn ngừa sự truyền lây virus dại từ chó sang người (Nguyễn Bá Huệ, 2005). Tuy nhiên, nỗ lực thanh toán bệnh dại ở các quốc gia có dịch bị ảnh hưởng nặng nề vì những sự khuyết thiếu có tính hệ thống, việc che giấu quy mô dịch bệnh thực tế đã cản trở sự đáp ứng hợp lực toàn cầu (Singh và cs., 2018). Ở nước ta, Nhà nước có những quan tâm đến công tác phòng chống bệnh dại. “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới bệnh loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021” theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống bệnh dại, trong đó bên cạnh phát huy “xã hội hóa”, chính phủ cũng hỗ trợ vaccine cho nhân dân ở những địa bàn khó khăn trong triển khai tiêm vaccine phòng dại. Tuy nhiên, chất lượng của vaccine và hiệu quả của việc tiêm phòng dại không được khảo sát cũng như tỷ lệ và chất lượng tiêm phòng hàng năm không được thẩm định, trong khi chúng ta vẫn cần phát triển quy trình đánh 767 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 giá những vấn đề đó trong thực tế. Do sự hạn chế về số lượng báo cáo chuyên môn liên quan so với những thông báo về tình hình chết người trên phương tiện thông tin đại chúng nên, tuy là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch hiện nay, bệnh dại bị coi là “một sự lãng quên đáng báo động” (Viên Quang Mai, 2013). Là thành công gần đây trong tìm kiếm phương pháp phát hiện trực tiếp kháng nguyên virus qua xét nghiệm xác định hiệu giá của chúng trên nền tảng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) động vật (Clarke và Casals, 1958; Sever, 1962, mô tả lại trong Cottral, 1989) của một số virus, như virus Newcastle (Nguyễn Thị Hoàng Oanh và cs., 2012) và virus dại (Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2017), kỹ thuật trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI – Shifting Assay of Standardized Direct Haemagglutination Inhibition) vận dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI – Haemagglutination inhibition) kết hợp với so sánh các phản ứng mẫu kiểm với phản ứng chuẩn, là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thuận tiện, chi phí thấp nhờ tạo kết quả đồng loạt, có tính chủ động cao nhờ sử dụng nguyên liệu sẵn có. Phương pháp này, cùng với việc phát hiện hiện tượng ngưng kết của virus dại đối với hồng cầu ngan (Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2017) làm cơ sở cho phản ứng HI xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh góp phần làm thuận lợi những nghiên cứu khảo sát miễn dịch chống bệnh dại trên thực địa. Trên cơ sở đó vận hành được cả SSDHI, một phương pháp hoạt động theo nguyên lý phủ định phản ứng HI, tức là, trong khi kháng thể trong huyết thanh khi tiếp xúc trước với một lượng viru ...

Tài liệu được xem nhiều: