Đánh giá hiệu quả bảo quản đông khô chủng vi khuẩn và xạ khuẩn biển bằng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và sử dụng chất bảo vệ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 11.09 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá hiệu quả bảo quản đông khô chủng vi khuẩn và xạ khuẩn biển bằng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và sử dụng chất bảo vệ nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và các chất bảo vệ tới hiệu quả của quá trình bảo quản đông khô chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ĐL01.B09 (Mã đăng kí Genbank OQ415515) và chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TA3.A03 (Mã đăng kí Genbank OQ415510) có nguồn gốc phân lập từ trầm tích biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả bảo quản đông khô chủng vi khuẩn và xạ khuẩn biển bằng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và sử dụng chất bảo vệ Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẢO QUẢN ĐÔNG KHÔ CHỦNG VI KHUẨN VÀ XẠ KHUẨN BIỂN BẰNG KỸ THUẬT TIỀN XỬ LÝ LẠNH SÂU VÀ SỬ DỤNG CHẤT BẢO VỆ ĐỖ THỊ TUYẾN (1), NGUYỄN THỊ KIM THANH (1), NGÔ CAO CƯỜNG (1), ĐỖ THỊ THU HỒNG (1), NGUYỄN THU HOÀI (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo quản lâu dài các chủng giống vi sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt, làm nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực: sinh học, y học, nông nghiệp và môi trường. Mục đích của bảo quản không những là duy trì khả năng sống sót của vi sinh vật, thuần chủng, tránh tạp nhiễm mà còn đảm bảo tính ổn định di truyền và các đặc tính sinh học trong suốt quá trình bảo quản. Thông thường, phương pháp bảo quản lạnh sâu (ở -20°C, -80°C hay -196°C) sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng như tủ bảo quản đông lạnh, bình chứa nitơ lỏng để duy trì liên tục trạng thái bảo quản được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế việc không đảm bảo duy trì nguồn điện liên tục hay không kịp thời bổ sung nitơ lỏng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của chủng giống, gây mất mẫu, cũng như tổn thất về thời gian và kinh tế. Trong khi đó, việc duy trì các thư viện mẫu lớn sử dụng phương pháp bảo quản lạnh sâu đòi hỏi không gian lớn với hệ thống tủ đông lạnh, các chi phí duy trì bảo quản cũng như công tác vận chuyển mẫu gặp nhiều khó khăn [1]. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, phương pháp bảo quản đông khô đã được sử dụng linh hoạt, thích hợp bảo quản vi sinh vật và bảo quản các vật liệu sinh học nhạy cảm với nhiệt độ như protein và vắc xin ở điều kiện nhiệt độ môi trường trong thời gian dài [1, 2]. Đây cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng tại các bảo tàng vi sinh vật trên thế giới và một số đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam đã được trang bị thiết bị đông khô chuyên dụng. Đông khô là quá trình tách nước từ các mẫu đã được làm lạnh sâu bằng quá trình thăng hoa, theo đó đình chỉ nhanh chóng các quá trình trao đổi chất của vi sinh vật và chuyển hoá tế bào thành dạng bột khô giúp thuận lợi trong quá trình bảo quản dài hạn ở điều kiện nhiệt độ phòng [2, 3]. Tuy nhiên, việc hình thành các tinh thể băng trong quá trình đông khô được biết là gây bất lợi cho vi sinh, làm tổn hại nghiêm trọng đến màng tế bào và protein, gây giảm khả năng tồn tại của tế bào, tỷ lệ sống sót thấp tới 0,1% sau đông khô chủng giống đã được báo cáo [4]. Để khắc phục khó khăn trên, tuỳ điều kiện thực tế mà trước khi tiến hành đông khô, huyền phù vi khuẩn có thể được tiền xử lý lạnh sâu ở các điều kiện nhiệt độ -20°C, -80°C hay trong nitơ lỏng -196°C [5, 6]. Đồng thời, việc bổ sung các chất bảo vệ thuộc nhóm disaccharides (như trehalose, sucrose, lactose) và protein (skim milk) trước khi tiền xử lý lạnh sâu giúp ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào [7, 8]. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc kết hợp giữa skim milk tỷ lệ 10% (w/v) với một số thành phần khác như natri glutamat, trehalose, rafinose hay mật ong giúp tăng khả năng sống sót của tế bào Saccharomyces cerevisiae từ 30% lên 96 - 98% [3]. Hầu hết các mẫu bảo 39 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 31, 06 - 2023 Nghiên cứu khoa học công nghệ quản đông khô có thể được lưu trữ trong ít nhất một năm mà không đòi hỏi duy trì trạng thái bảo quản đặc biệt, với một số nguồn vi khuẩn có thể tồn tại trong vài thập kỷ khi được bảo quản đúng cách [9]. Các mẫu cấy đông khô có thể được phục hồi đơn giản bằng cách bù nước hoặc dung dịch muối đệm phosphate (PBS) trước khi cấy chuyển vào môi trường dinh dưỡng mới [2, 5]. Phương pháp bảo quản này có hiệu quả với những chủng vi sinh vật có nhiều đặc tính quý thuộc các nhóm vi sinh vật khác nhau như nấm sợi, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn [2, 10, 11]. Môi trường biển là nơi có hệ sinh thái đặc thù với độ mặn nước biển > 30 ‰. Quá trình sinh trưởng phát triển trong môi trường có nồng độ muối cao đã tạo ra nhiều đặc tính thích nghi ở các chủng vi sinh vật, có liên quan tới các đặc điểm về hình thái, đặc điểm sinh lý sinh hoá cũng như sự hình thành một số hoạt chất sinh học đặc trưng. Vì vậy, việc nghiên cứu bảo quản các chủng giống vi sinh vật biển không những là yêu cầu cấp thiết mà còn đòi hỏi có những nghiên cứu theo dõi phương pháp bảo quản phù hợp để bảo tồn, duy trì và cung cấp nguồn dữ liệu giống vi sinh vật của Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và các chất bảo vệ tới hiệu quả của quá trình bảo quản đông khô chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ĐL01.B09 (Mã đăng kí Genbank OQ415515) và chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TA3.A03 (Mã đăng kí Genbank OQ415510) có nguồn gốc phân lập từ trầm tích biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Một số đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hóa và khả năng sinh enzym ngoại bào của các chủng này đã được khảo sát và ghi nhận [12, 13]. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ĐL01.B09 và xạ khuẩn Streptomyces sp. TA3.A03 thuộc Phòng Thí nghiệm Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Trong đó, chủng ĐL01.B09 có nguồn gốc phân lập từ các mẫu trầm tích biển thu ở độ sâu 8 m thuộc đảo Đá Lát, chủng TA3.A03 phân lập từ mẫu trầm tích biển thu ở độ sâu 2 m thuộc đảo Đá Tây A, khu vực Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất - Trang thiết bị: máy sấy đông khô chân không ALPHA 1-2 LD plus, tủ lạnh sâu UltraLow Temperature Freezer MDF-U33V (Panasonic, Japan), tủ lạnh sâu Biomedical Freezer MDF-136 (Sanyo, Japan) và một số trang thiết bị chuyên dụng khác. - Môi trường sử dụng [14]: + ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả bảo quản đông khô chủng vi khuẩn và xạ khuẩn biển bằng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và sử dụng chất bảo vệ Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẢO QUẢN ĐÔNG KHÔ CHỦNG VI KHUẨN VÀ XẠ KHUẨN BIỂN BẰNG KỸ THUẬT TIỀN XỬ LÝ LẠNH SÂU VÀ SỬ DỤNG CHẤT BẢO VỆ ĐỖ THỊ TUYẾN (1), NGUYỄN THỊ KIM THANH (1), NGÔ CAO CƯỜNG (1), ĐỖ THỊ THU HỒNG (1), NGUYỄN THU HOÀI (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo quản lâu dài các chủng giống vi sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt, làm nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực: sinh học, y học, nông nghiệp và môi trường. Mục đích của bảo quản không những là duy trì khả năng sống sót của vi sinh vật, thuần chủng, tránh tạp nhiễm mà còn đảm bảo tính ổn định di truyền và các đặc tính sinh học trong suốt quá trình bảo quản. Thông thường, phương pháp bảo quản lạnh sâu (ở -20°C, -80°C hay -196°C) sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng như tủ bảo quản đông lạnh, bình chứa nitơ lỏng để duy trì liên tục trạng thái bảo quản được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế việc không đảm bảo duy trì nguồn điện liên tục hay không kịp thời bổ sung nitơ lỏng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của chủng giống, gây mất mẫu, cũng như tổn thất về thời gian và kinh tế. Trong khi đó, việc duy trì các thư viện mẫu lớn sử dụng phương pháp bảo quản lạnh sâu đòi hỏi không gian lớn với hệ thống tủ đông lạnh, các chi phí duy trì bảo quản cũng như công tác vận chuyển mẫu gặp nhiều khó khăn [1]. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, phương pháp bảo quản đông khô đã được sử dụng linh hoạt, thích hợp bảo quản vi sinh vật và bảo quản các vật liệu sinh học nhạy cảm với nhiệt độ như protein và vắc xin ở điều kiện nhiệt độ môi trường trong thời gian dài [1, 2]. Đây cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng tại các bảo tàng vi sinh vật trên thế giới và một số đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam đã được trang bị thiết bị đông khô chuyên dụng. Đông khô là quá trình tách nước từ các mẫu đã được làm lạnh sâu bằng quá trình thăng hoa, theo đó đình chỉ nhanh chóng các quá trình trao đổi chất của vi sinh vật và chuyển hoá tế bào thành dạng bột khô giúp thuận lợi trong quá trình bảo quản dài hạn ở điều kiện nhiệt độ phòng [2, 3]. Tuy nhiên, việc hình thành các tinh thể băng trong quá trình đông khô được biết là gây bất lợi cho vi sinh, làm tổn hại nghiêm trọng đến màng tế bào và protein, gây giảm khả năng tồn tại của tế bào, tỷ lệ sống sót thấp tới 0,1% sau đông khô chủng giống đã được báo cáo [4]. Để khắc phục khó khăn trên, tuỳ điều kiện thực tế mà trước khi tiến hành đông khô, huyền phù vi khuẩn có thể được tiền xử lý lạnh sâu ở các điều kiện nhiệt độ -20°C, -80°C hay trong nitơ lỏng -196°C [5, 6]. Đồng thời, việc bổ sung các chất bảo vệ thuộc nhóm disaccharides (như trehalose, sucrose, lactose) và protein (skim milk) trước khi tiền xử lý lạnh sâu giúp ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào [7, 8]. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc kết hợp giữa skim milk tỷ lệ 10% (w/v) với một số thành phần khác như natri glutamat, trehalose, rafinose hay mật ong giúp tăng khả năng sống sót của tế bào Saccharomyces cerevisiae từ 30% lên 96 - 98% [3]. Hầu hết các mẫu bảo 39 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 31, 06 - 2023 Nghiên cứu khoa học công nghệ quản đông khô có thể được lưu trữ trong ít nhất một năm mà không đòi hỏi duy trì trạng thái bảo quản đặc biệt, với một số nguồn vi khuẩn có thể tồn tại trong vài thập kỷ khi được bảo quản đúng cách [9]. Các mẫu cấy đông khô có thể được phục hồi đơn giản bằng cách bù nước hoặc dung dịch muối đệm phosphate (PBS) trước khi cấy chuyển vào môi trường dinh dưỡng mới [2, 5]. Phương pháp bảo quản này có hiệu quả với những chủng vi sinh vật có nhiều đặc tính quý thuộc các nhóm vi sinh vật khác nhau như nấm sợi, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn [2, 10, 11]. Môi trường biển là nơi có hệ sinh thái đặc thù với độ mặn nước biển > 30 ‰. Quá trình sinh trưởng phát triển trong môi trường có nồng độ muối cao đã tạo ra nhiều đặc tính thích nghi ở các chủng vi sinh vật, có liên quan tới các đặc điểm về hình thái, đặc điểm sinh lý sinh hoá cũng như sự hình thành một số hoạt chất sinh học đặc trưng. Vì vậy, việc nghiên cứu bảo quản các chủng giống vi sinh vật biển không những là yêu cầu cấp thiết mà còn đòi hỏi có những nghiên cứu theo dõi phương pháp bảo quản phù hợp để bảo tồn, duy trì và cung cấp nguồn dữ liệu giống vi sinh vật của Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu và các chất bảo vệ tới hiệu quả của quá trình bảo quản đông khô chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ĐL01.B09 (Mã đăng kí Genbank OQ415515) và chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TA3.A03 (Mã đăng kí Genbank OQ415510) có nguồn gốc phân lập từ trầm tích biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Một số đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hóa và khả năng sinh enzym ngoại bào của các chủng này đã được khảo sát và ghi nhận [12, 13]. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ĐL01.B09 và xạ khuẩn Streptomyces sp. TA3.A03 thuộc Phòng Thí nghiệm Phân viện Công nghệ sinh học, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Trong đó, chủng ĐL01.B09 có nguồn gốc phân lập từ các mẫu trầm tích biển thu ở độ sâu 8 m thuộc đảo Đá Lát, chủng TA3.A03 phân lập từ mẫu trầm tích biển thu ở độ sâu 2 m thuộc đảo Đá Tây A, khu vực Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất - Trang thiết bị: máy sấy đông khô chân không ALPHA 1-2 LD plus, tủ lạnh sâu UltraLow Temperature Freezer MDF-U33V (Panasonic, Japan), tủ lạnh sâu Biomedical Freezer MDF-136 (Sanyo, Japan) và một số trang thiết bị chuyên dụng khác. - Môi trường sử dụng [14]: + ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo quản đông khô chủng vi khuẩn Xạ khuẩn biển Kỹ thuật tiền xử lý lạnh sâu Vi khuẩn Bacillus amyloliquefacien Trầm tích biểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Địa chất biển đại cương - Phần 5: Trầm tích biển sâu
9 trang 18 0 0 -
27 trang 17 0 0
-
Xác định tỷ số nồng độ và hệ số phân bố của Co và Cs bằng hệ thống ICP-MS
8 trang 17 0 0 -
7 trang 16 0 0
-
21 trang 14 0 0
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về khí nông trong nước và trầm tích biển khu vực Gò Công - Vũng Tàu
10 trang 13 0 0 -
Mối tương quan giữa hàm lượng một số kim loại nặng với kích thước hạt trầm tích biển
6 trang 11 0 0 -
7 trang 11 0 0
-
Phân tích và đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích biển tại cảng Dương Sơn, Trung Quốc
8 trang 10 0 0 -
8 trang 8 0 0