Đánh giá hiệu quả hoạt dộng huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả hoạt dộng huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Từ khi ra đời hệ thống các ngân hàng đã tồn tại, từng bước phát triển và hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước nhà đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, vừa tạo ra một cơ hội lớn, vừa đặt ra thách thức cho nền kinh tế nước ta. Vì vậy, trong giai đoạn này các ngân hàng thương mại đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường tài chính hết sức sôi động cùng với sự cạnh tranh không kém phần gay gắt và quyết liệt. Do đó các ngân hàng thương mại muốn tồn tại bền vững và phát triển được đòi hỏi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng phải đạt đến mục tiêu là cắt giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, một yếu tố vô cùng quan trọng là huy động vốn. Vì việc huy động vốn chính là nền tảng là sự sống còn của các ngân hàng thương mại, bởi vì các hoạt động của ngân hàng thương mại chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động được. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra đối với tất cả các ngân hàng thương mại là phải huy động được tối đa nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội.Từ đó, biến nguồn vốn này thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội, đồng thời tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay, vì lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay” Lớp: DH8NH_ Nhóm7 1 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại: 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại1 2.1.2.1 Trung gian tín dụng: (Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM) NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh,vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng trong xã hội. - Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ sau đây: + Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức, cá nhân bằng đồng tiền trong nước và ngoại tệ + Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức,cá nhân + Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu NH để huy động vốn trong xã hội. + Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân + Chiếc khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân - Chức năng trung gian tín dụng có vai trò và tác dụng rất to lớn đối với nền kinh tế. + Nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội , biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. + Cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì: tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó. 2.1.2.2 Trung gian thanh toán Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “ đặc biệt “ của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua người bán...vv. để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Nguyễn Đăng Dờn. 2008. Nghiệp vụ ngân hang thương mại. NXB Thống Kê 1 Lớp: DH8NH_ Nhóm7 2 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay - Nhiệm vụ của chức năng trung gian thanh toán : + Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân + Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng + Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng - Vai trò của chức năng trung gian thanh toán + Làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản, làm giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội. + Góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng. 2.1.2.3 Cung ứng dịch vụ ngân hàng - Dịch vụ ngân hàng: là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thếcủa nó mới có thể thực hiện được một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hoạt động ngân hàng lãi suất nghiệp vụ ngân hàng hệ thống ngân hàng hoạt dộng huy động vốnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 290 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 153 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 149 0 0 -
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
23 trang 145 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 141 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 128 0 0 -
Tăng trưởng cho vay và sự an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 trang 117 0 0 -
Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại: Phần 1 - TS. Trương Quang Thông (chủ biên)
102 trang 116 1 0