Đánh giá hiệu quả lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.61 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu quả làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng cao. Bài viết nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Bích Thủy, Mousa, Đoàn Thị Trúc Đào, Đỗ Thị Diễm Ngọc. TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu. Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc Kết quả: mẫu nghiên cứu có 33 bệnh nhân. Trong đó, nam 63,6%, nữ 36,4%; tuổi trung bình 49 tuổi, thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 71 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân đến chạy thận nhiều nhất ở Châu Đốc (30,3%) và An Phú (30, 3%), Tân Châu (24,2%). Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cầu thận mạn 30,3%, tăng huyết áp 27,27%, tiểu đường 21,21%. Tỷ lệ hạ urê máu trung bình (URR) và chỉ số Kt/V vẫn nằm trong giới hạn cho phép NKF-DOQI (Kt/V ≥ 1,2 và URR ≥ 64%). Sau khi tái sử dụng quả lọc lần lọc thứ 1 và thứ 6, chỉ số Kt/V của chúng tôi lần lượt là 1,52 ± 0,32 và 1,28 ± 0,41. Chỉ số URR ở lần lọc thứ 1đạt 74,85 ± 13,3% và lần 6 đạt 64,66 ± 17,1%. Khả năng loại bỏ Kali và điều chỉnh Natri máu khá tốt. Biến chứng thường xảy ra trong lúc lọc máu là đau ngực và đau lưng, đau đầu, tụt huyết áp và ngứa. Kết luận: Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân lọc máu chu kỳ sử dụng quả lọc Dora low-flux B-16P sau 6 lần tái sử dụng chúng tôi nhận thấy vẫn đảm bảo tốt được vấn đề quân bình điện giải và thăng bằng kiềm toan bên cạnh đảm bảo hiệu quả lọc máu cho bệnh nhân để duy trì sự sống. Tỷ lệ tụt huyết áp xảy ra trong lọc máu 6,06%. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu quả làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng cao. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút là bắt đầu có suy thận và khi giảm dưới 15 ml/phút dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối [1]. Trên thế giới, bệnh nhân suy thận mạn ngày càng gia tăng. Fish B.T và cộng sự (2000) thống kê ở Mỹ, tỷ lệ suy thận mạn đã tăng gần 8% trong 1 năm [4]. Ở Nhật Bản, số ca suy thận mạn 258.000 vào năm 2005 [4]. Việt Nam có rất ít nghiên cứu về số lượng bệnh nhân suy thận mạn. Ngày nay, mặc dù y học đã có nhiều thành tựu trong chẩn đoán, kiểm soát, theo dõi và điều trị sớm bệnh thận, song bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối vẫn ngày càng gia tăng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong trên thế giới cũng như ở Việt Nam [1]. Điều trị thay thế thận có 3 phương pháp: thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận [1][6]. Hiện nay, lọc máu bằng thận nhân tạo là phương pháp điều trị thay thế thận được thực hành thông dụng và có hiệu quả ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương cũng như tuyến tỉnh. Thận nhân tạo không chỉ giúp kéo dài cuộc sống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thận mạn giai đoạn Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 129 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 cuối. Ở Việt Nam, khi số bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối được ghép thận chưa nhiều thì thận nhân tạo là phương pháp để duy trì cuộc sống cho họ [1]. Thận nhân tạo (TNT) sử dụng kết hợp máy thận nhân tạo với quả lọc và dịch lọc. Kỹ thuật lọc máu ngoài thận ngày càng được hoàn thiện nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Nhất là từ đầu những năm 1980 khi có sự hiện diện của quả lọc với chất liệu tổng hợp đã nâng cao hơn nữa hiệu quả lọc máu [9]. Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng quả lọc 1 lần là điều lý tưởng nhất nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này là khá tốn kém. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới tái sử dụng quả lọc trong lọc máu chu kỳ [4]. Thận nhân tạo bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang là đơn vị mới thành lập. Chất lượng và an toàn trong lọc máu là điều chúng tôi quan tâm nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành để tài này nhằm mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. - Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: - Dân số nguồn: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang. - Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân > 18 tuổi đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang có chỉ số lọc ổn định trong vòng 3 tháng, có lưu lượng cầu nối động –tĩnh mạch > 250ml/phút, không rối loạn đông máu, không có bệnh lý cấp tính kèm theo và lọc máu đủ 3 lần/tuần. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc. Mỗi bệnh nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Bích Thủy, Mousa, Đoàn Thị Trúc Đào, Đỗ Thị Diễm Ngọc. TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu. Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc Kết quả: mẫu nghiên cứu có 33 bệnh nhân. Trong đó, nam 63,6%, nữ 36,4%; tuổi trung bình 49 tuổi, thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 71 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân đến chạy thận nhiều nhất ở Châu Đốc (30,3%) và An Phú (30, 3%), Tân Châu (24,2%). Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cầu thận mạn 30,3%, tăng huyết áp 27,27%, tiểu đường 21,21%. Tỷ lệ hạ urê máu trung bình (URR) và chỉ số Kt/V vẫn nằm trong giới hạn cho phép NKF-DOQI (Kt/V ≥ 1,2 và URR ≥ 64%). Sau khi tái sử dụng quả lọc lần lọc thứ 1 và thứ 6, chỉ số Kt/V của chúng tôi lần lượt là 1,52 ± 0,32 và 1,28 ± 0,41. Chỉ số URR ở lần lọc thứ 1đạt 74,85 ± 13,3% và lần 6 đạt 64,66 ± 17,1%. Khả năng loại bỏ Kali và điều chỉnh Natri máu khá tốt. Biến chứng thường xảy ra trong lúc lọc máu là đau ngực và đau lưng, đau đầu, tụt huyết áp và ngứa. Kết luận: Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân lọc máu chu kỳ sử dụng quả lọc Dora low-flux B-16P sau 6 lần tái sử dụng chúng tôi nhận thấy vẫn đảm bảo tốt được vấn đề quân bình điện giải và thăng bằng kiềm toan bên cạnh đảm bảo hiệu quả lọc máu cho bệnh nhân để duy trì sự sống. Tỷ lệ tụt huyết áp xảy ra trong lọc máu 6,06%. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu quả làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng cao. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút là bắt đầu có suy thận và khi giảm dưới 15 ml/phút dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối [1]. Trên thế giới, bệnh nhân suy thận mạn ngày càng gia tăng. Fish B.T và cộng sự (2000) thống kê ở Mỹ, tỷ lệ suy thận mạn đã tăng gần 8% trong 1 năm [4]. Ở Nhật Bản, số ca suy thận mạn 258.000 vào năm 2005 [4]. Việt Nam có rất ít nghiên cứu về số lượng bệnh nhân suy thận mạn. Ngày nay, mặc dù y học đã có nhiều thành tựu trong chẩn đoán, kiểm soát, theo dõi và điều trị sớm bệnh thận, song bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối vẫn ngày càng gia tăng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong trên thế giới cũng như ở Việt Nam [1]. Điều trị thay thế thận có 3 phương pháp: thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận [1][6]. Hiện nay, lọc máu bằng thận nhân tạo là phương pháp điều trị thay thế thận được thực hành thông dụng và có hiệu quả ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương cũng như tuyến tỉnh. Thận nhân tạo không chỉ giúp kéo dài cuộc sống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thận mạn giai đoạn Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 129 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 cuối. Ở Việt Nam, khi số bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối được ghép thận chưa nhiều thì thận nhân tạo là phương pháp để duy trì cuộc sống cho họ [1]. Thận nhân tạo (TNT) sử dụng kết hợp máy thận nhân tạo với quả lọc và dịch lọc. Kỹ thuật lọc máu ngoài thận ngày càng được hoàn thiện nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Nhất là từ đầu những năm 1980 khi có sự hiện diện của quả lọc với chất liệu tổng hợp đã nâng cao hơn nữa hiệu quả lọc máu [9]. Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng quả lọc 1 lần là điều lý tưởng nhất nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này là khá tốn kém. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới tái sử dụng quả lọc trong lọc máu chu kỳ [4]. Thận nhân tạo bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang là đơn vị mới thành lập. Chất lượng và an toàn trong lọc máu là điều chúng tôi quan tâm nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành để tài này nhằm mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. - Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: - Dân số nguồn: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang. - Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân > 18 tuổi đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang có chỉ số lọc ổn định trong vòng 3 tháng, có lưu lượng cầu nối động –tĩnh mạch > 250ml/phút, không rối loạn đông máu, không có bệnh lý cấp tính kèm theo và lọc máu đủ 3 lần/tuần. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc. Mỗi bệnh nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lọc máu định kỳ Suy thận mạn Viêm cầu thận mạn Thận nhân tạo Lọc màng bụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kết quả chăm sóc người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023
10 trang 418 0 0 -
Giá trị của khoảng trống anion trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nặng
6 trang 122 0 0 -
10 trang 30 0 0
-
6 trang 28 0 0
-
6 trang 25 0 0
-
5 trang 24 0 0
-
6 trang 22 0 0
-
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân lọc màng bụng
6 trang 20 0 0 -
98 trang 19 0 0
-
8 trang 19 0 0