Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 429.28 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi" nhằm xác định thời gian trung bình người bệnh đạt điểm Aldrete ≥ 9 (T1), được chuyển khỏi phòng hồi tỉnh (T2) và các yếu tố liên quan. Sử dụng cắt ngang mô tả (n = 98) trên người bệnh sau phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản tại phòng hồi tỉnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2023.02.389 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THANG ĐIỂM ALDRETE ĐỂ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG HỒI TỈNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI Vũ Thị Tuyết(1), Trần Thị Thanh Trúc(2), Lê Ngọc Tuyết(3), Nguyễn Thị Thanh Thương(1), Nguyễn Ngọc Diễm(1) (1) Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (2) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi; (3) Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 6/11/2022; Ngày gửi phản biện 6/12/2022; Chấp nhận đăng 30/3/2023 Liên hệ email: tuyet.vu@eiu.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2023.02.389 Tóm tắt Thang điểm Aldrete là tiêu chí đánh giá mức độ hồi phục sau mổ, được sử dụng rộng rãi và thống nhất giữa bác sĩ gây mê và điều dưỡng trong việc đánh giá người bệnh (NB). Nghiên cứu này nhằm xác định thời gian trung bình người bệnh đạt điểm Aldrete ≥ 9 (T1), được chuyển khỏi phòng hồi tỉnh (T2) và các yếu tố liên quan. Sử dụng cắt ngang mô tả (n = 98) trên người bệnh sau phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản tại phòng hồi tỉnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: T1 = 2,5 giờ; T2 = 3,2 giờ; thời gian người bệnh lưu lại phòng hồi tỉnh sau khi đạt T1 (T=T2-T1) là 0,7 giờ; các yếu tố bất lợi và ý kiến của bác sĩ gây mê có liên quan đến thời gian đạt T1 và thời gian chuyển khỏi phòng hồi tỉnh của NB. Với kết quả này cần nghiên cứu theo dõi thêm về thời gian phẫu thuật, các thuốc trong phẫu thuật, gây mê để đánh giá sự hồi tỉnh của người bệnh. Từ khóa: phòng hồi tỉnh, thang điểm Aldrete, người bệnh, sau phẫu thuật Abstract EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF USING THE ALDRETE SCALE TO TRACK POST-SURGERY PATIENTS IN THE RECOVERY ROOM AT CU CHI GENERAL HOSPITAL The Aldrete scale is a criterion for assessing the degree of postoperative recovery, widely used and agreed upon by anesthesiologists and nurses in assessing patients. This study aims to determine the average time for patients to achieve Aldrete score ≥ 9. T1), transferred from the recovery room (T2) and related factors. Using descriptive cross- section (n = 98) on patients after surgery with anesthesia method is endotracheal anesthesia in the recovery room at Cu Chi General Hospital. Research results show that T1 = 2.5 hours; T2 = 3.2 hours. The time when patients stays in the recovery room after 26 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(63)-2023 reaching T1 (T=T2-T1) is 0.7 hours. Adverse factors and anesthesiologist opinion are related to time to T1 and time when the patient moves out of the recovery room. With this result, it is necessary to study more about the time of surgery, drugs used in surgery, anesthesia to assess the patient's recovery. 1. Đặt vấn đề Thời gian hồi tỉnh là giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau mổ, bắt đầu từ khi ngừng các thuốc duy trì mê cho đến khi người bệnh hồi phục tri giác, các phản xạ bảo vệ đường hô hấp (Aldrete, 1998). Thang điểm Aldrete là tiêu chí lâm sàng đảm bảo sự thống nhất để đánh giá mức độ hồi phục trong giai đoạn này (Aldrete, 1995), (Tosha, 2016). Điểm số Aldrete được thiết kế cung cấp hướng dẫn đáng tin cậy cho điều dưỡng để đánh giá người bệnh, thúc đẩy tập trung vào người bệnh, được sử dụng rộng rãi và có sự thống nhất giữa bác sĩ gây mê và điều dưỡng trong việc đánh giá người bệnh (Lâm Hữu Mỹ Lộc và nnk., 2019). Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, điều dưỡng chưa được sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh” để theo dõi mức độ hồi tỉnh của người bệnh, giúp cho quá trình chăm sóc theo dõi người bệnh được tốt hơn và hướng đến mục tiêu điều dưỡng thực hành dựa trên chứng cứ trong xu thế chung hiện nay. Với các mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định thời gian trung bình người bệnh đạt điểm Aldrete ≥ 9 và thời gian trung bình người bệnh được chuyển khỏi phòng hồi tỉnh. 2. Xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thời gian đạt được điểm số Aldrete ≥ 9 và thời gian chuyển khỏi phòng hồi tỉnh của người bệnh. 2. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả (Cỡ mẫu n = 98) trên người bệnh sau phẫu thuật có trải qua giai đoạn hồi tỉnh tại phòng hồi tỉnh của bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả người bệnh được phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản, đủ 18 tuổi trở lên, được chăm sóc và theo dõi tại phòng hồi tỉnh và phân loại theo ASA I, II, III. Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh phẫu thuật có chỉ định chuyển ICU ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2023.02.389 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THANG ĐIỂM ALDRETE ĐỂ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG HỒI TỈNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI Vũ Thị Tuyết(1), Trần Thị Thanh Trúc(2), Lê Ngọc Tuyết(3), Nguyễn Thị Thanh Thương(1), Nguyễn Ngọc Diễm(1) (1) Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (2) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi; (3) Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 6/11/2022; Ngày gửi phản biện 6/12/2022; Chấp nhận đăng 30/3/2023 Liên hệ email: tuyet.vu@eiu.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2023.02.389 Tóm tắt Thang điểm Aldrete là tiêu chí đánh giá mức độ hồi phục sau mổ, được sử dụng rộng rãi và thống nhất giữa bác sĩ gây mê và điều dưỡng trong việc đánh giá người bệnh (NB). Nghiên cứu này nhằm xác định thời gian trung bình người bệnh đạt điểm Aldrete ≥ 9 (T1), được chuyển khỏi phòng hồi tỉnh (T2) và các yếu tố liên quan. Sử dụng cắt ngang mô tả (n = 98) trên người bệnh sau phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản tại phòng hồi tỉnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: T1 = 2,5 giờ; T2 = 3,2 giờ; thời gian người bệnh lưu lại phòng hồi tỉnh sau khi đạt T1 (T=T2-T1) là 0,7 giờ; các yếu tố bất lợi và ý kiến của bác sĩ gây mê có liên quan đến thời gian đạt T1 và thời gian chuyển khỏi phòng hồi tỉnh của NB. Với kết quả này cần nghiên cứu theo dõi thêm về thời gian phẫu thuật, các thuốc trong phẫu thuật, gây mê để đánh giá sự hồi tỉnh của người bệnh. Từ khóa: phòng hồi tỉnh, thang điểm Aldrete, người bệnh, sau phẫu thuật Abstract EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF USING THE ALDRETE SCALE TO TRACK POST-SURGERY PATIENTS IN THE RECOVERY ROOM AT CU CHI GENERAL HOSPITAL The Aldrete scale is a criterion for assessing the degree of postoperative recovery, widely used and agreed upon by anesthesiologists and nurses in assessing patients. This study aims to determine the average time for patients to achieve Aldrete score ≥ 9. T1), transferred from the recovery room (T2) and related factors. Using descriptive cross- section (n = 98) on patients after surgery with anesthesia method is endotracheal anesthesia in the recovery room at Cu Chi General Hospital. Research results show that T1 = 2.5 hours; T2 = 3.2 hours. The time when patients stays in the recovery room after 26 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(63)-2023 reaching T1 (T=T2-T1) is 0.7 hours. Adverse factors and anesthesiologist opinion are related to time to T1 and time when the patient moves out of the recovery room. With this result, it is necessary to study more about the time of surgery, drugs used in surgery, anesthesia to assess the patient's recovery. 1. Đặt vấn đề Thời gian hồi tỉnh là giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau mổ, bắt đầu từ khi ngừng các thuốc duy trì mê cho đến khi người bệnh hồi phục tri giác, các phản xạ bảo vệ đường hô hấp (Aldrete, 1998). Thang điểm Aldrete là tiêu chí lâm sàng đảm bảo sự thống nhất để đánh giá mức độ hồi phục trong giai đoạn này (Aldrete, 1995), (Tosha, 2016). Điểm số Aldrete được thiết kế cung cấp hướng dẫn đáng tin cậy cho điều dưỡng để đánh giá người bệnh, thúc đẩy tập trung vào người bệnh, được sử dụng rộng rãi và có sự thống nhất giữa bác sĩ gây mê và điều dưỡng trong việc đánh giá người bệnh (Lâm Hữu Mỹ Lộc và nnk., 2019). Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, điều dưỡng chưa được sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng thang điểm Aldrete để theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh” để theo dõi mức độ hồi tỉnh của người bệnh, giúp cho quá trình chăm sóc theo dõi người bệnh được tốt hơn và hướng đến mục tiêu điều dưỡng thực hành dựa trên chứng cứ trong xu thế chung hiện nay. Với các mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định thời gian trung bình người bệnh đạt điểm Aldrete ≥ 9 và thời gian trung bình người bệnh được chuyển khỏi phòng hồi tỉnh. 2. Xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thời gian đạt được điểm số Aldrete ≥ 9 và thời gian chuyển khỏi phòng hồi tỉnh của người bệnh. 2. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả (Cỡ mẫu n = 98) trên người bệnh sau phẫu thuật có trải qua giai đoạn hồi tỉnh tại phòng hồi tỉnh của bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả người bệnh được phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản, đủ 18 tuổi trở lên, được chăm sóc và theo dõi tại phòng hồi tỉnh và phân loại theo ASA I, II, III. Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh phẫu thuật có chỉ định chuyển ICU ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thang điểm Aldrete Theo dõi người bệnh Người bệnh sau phẫu thuật Đánh giá người bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi Tạp chí Đại học Thủ Dầu MộtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật khi điều dưỡng ứng dụng mô hình giao tiếp Aidet
4 trang 29 0 0 -
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thực trạng và giải pháp
7 trang 22 0 0 -
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2011 cho doanh nghiệp
7 trang 19 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
8 trang 19 0 0
-
Yếu tố văn hóa Trung Hoa trong việc đào tạo tiếng Hán cho người Việt
10 trang 18 0 0 -
Văn hóa Hà Nội trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn
9 trang 17 0 0 -
Hoàn thiện quy chế cho vay nhìn từ góc độ quản lý nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam
8 trang 17 0 0 -
10 trang 16 0 0
-
6 trang 15 0 0