Danh mục

Đánh giá hiệu quả và an toàn của phối hợp gây tê xương cùng bằng levobupivacaine và morphine với gây mê tổng quát trong phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh ở trẻ em

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.37 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của phối hợp tê xương cùng bằng levobupivacaine (chirocaine) và morphine với gây mê tổng quát trong phẫu thuật tim mạch trên các trẻ em bệnh tim bẩm sinh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả và an toàn của phối hợp gây tê xương cùng bằng levobupivacaine và morphine với gây mê tổng quát trong phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh ở trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA PHỐI HỢP GÂY TÊ XƯƠNG CÙNG BẰNG LEVOBUPIVACAINE VÀ MORPHINE VỚI GÂY MÊ TỔNG QUÁT TRONG PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM Nguyễn Thị Quý* TÓM TẮT Phối hợp gây tê xương cùng với gây mê tổng quát có thể làm giảm các đáp ứng đối với stress trong quá trình mổ tim. Hơn nữa còn góp phần cải thiện chức năng hô hấp, tuần hoàn ổn định hơn, giảm thang điểm đau và rút nội khí quản sớm sau mổ. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của phối hợp tê xương cùng bằng Levobupivacaine (Chirocaine) và Morphine với gây mê tổng quát trong phẫu thuật tim mạch trên các trẻ em bệnh tim bẩm sinh Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi thực hiện tê xương cùng với Levobupivacaine nồng độ 0,2 – 0,25% với morphine không chứa chất bảo quản với liều lượng 80 – 100 g/kg trên 103 trẻ em dưới phẫu thuật sữa chữa tim bẩm sinh, gồm 51 nam và 52 nữ. Tất cả các bệnh nhi này được gây mê tổng quát, thông khí kiểm soát và duy trì mê với Sevoflurane. Kết quả: Huyết động ổn định trong và sau mổ. Thời gian trung bình từ khi tê xương cùng đến rạch da (phút) là 38,66 ± 12,68 (30 – 60).Thời gian thức tỉnh trung bình sau mổ (giờ) là 3,05 ± 2,35 (1 – 5,03). Thời gian rút nội khí quản trung bình sau mổ (giờ) là 6,17 ± 2,33 (4 – 9). Thời gian giảm đau sau mổ từ 12 – 16 giờ. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ với kết quả tốt 93,4%, 12 trường hợp (TH) cần cho thêm thuốc giảm đau (Prodafalgan đặt hậu môn, morphine chích tĩnh mạch); 3 trường hợp nôn và buồn nôn; 1 trường hợp bí tiểu. Tất cả bệnh nhân này được chuyển trại trong vòng 24 giờ sau mổ. Kết luận: Phối hợp tê xương cùng bằng Levobupivacaine và morphine với gây mê toàn thân được thực hiện an toàn và hiệu quả trên các trẻ em dưới phẫu thuật tim bẩm sinh. Từ khoá: tê xương cùng, phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em, levobupivacaine, morphine không chứa chất bảo quản. ABSTRACT EVALUATE THE EFFICACY AND SAFETY OF THE COMBINATION OF CAUDAL BLOCKADE BY ASSOCIATION OF LEVOBUPIVACAINE WITH MORPHINE AND GENERAL ANESTHESIA FOR CHILDREN WITH CONGENITAL HEART DISEASE UNDERGOING CARDIAC SURGICAL REPAIR Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 65 - 74 The combination of caudal blockade with general anesthesia in cardiac surgery can attenuate the stress responses. Additional benefits that may be attributed to neuroaxial anesthesia include improved pulmonary function, greater circulatory stability, reduced pain scores and early extubation. That lead to reduce the mortality and morbidity in postoperative. The aim of this study is to evaluate the efficacy and safety of the combination of caudal blockade by association of Levobupivacaine (Chirocaine) with morphine without preservative and general anesthesia for * Khoa Gây Mê hồi sức Viện Tim TP. HCM Tác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Thị Quý, Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 0913674254 Email: drngtquy@yahoo.com 65 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 chidren with congenital heart disease undergoing cardiac surgery. Methods: We performed caudal blockage with Levobupivacaine 0.2 – 0.25% associated with morphine at the dose of 80 – 100g/kg in 103 children underwent cardiac surgical repair. There were 51 males and 52 females. All these children was general anesthetized and intubation with control ventilation and maintenance of anesthesia by Sevoflurane. Result: Stable hemodynamic during and post-operative. The mean time from caudal insertion to incision (minutes) is 38.66 ± 12.68 (30 – 60). The mean of awake time in postoperative (hour) is 3.05 ± 2.35 (1 – 5.03). The mean of extubation time (hour) is 6.17 ± 2.33 (4 – 9). The duration of analgesia post-operative is 12 – 16 hours. Evaluation anagesia in postoperative includes 93.4% with good result, 12 cases needed giving more analgesic (Prodafalgan or morphine intravenous), 3 cases of nausea and vomiting, 1 case of retention of urine. All of these patients was going to hospitalisation in 24 hour postoperative. Conclusion: The combination of caudal blockage by association of Levopubivacaine with morphine and general anesthesia was performed effectiveness and safety in children with congenital heart disease undergoing cardiac surgery. Key words: caudal anesthesia, Levobupivacaine, general anesthesia, congenital heart disease, cardiac surgical repair, morphine without preservative. xương cùng với levobupivacaine và morphine MỞ ĐẦU trên các bệnh nhi phẫu thuật sửa chữa tim bẩm Những ích lợi từ việc sử dụng kỹ thuật gây sinh với/hoặc không với tuần hoàn ngoài cơ thể tê ngoài màng cứng (TNMC) với thuốc phiện tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. trong phẫu thuật tim mạch lồng ngực ở trẻ em P ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: