Danh mục

Đánh giá hiệu quả và tiềm năng các hoạt động REDD+: Nghiên cứu điển hình tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.42 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng lưu trữ cacbon rừng và hiệu quả về sinh kế của các hoạt động REDD+ do Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Dự án SNRM) hỗ trợ tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả và tiềm năng các hoạt động REDD+: Nghiên cứu điển hình tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt NamĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TIỀM NĂNG CÁC HOẠT ĐỘNG REDD+: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÃ MƯỜNG GIÔN, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA, VIỆT NAM Wataru Yamamoto, Phạm Văn Hùng, Vũ Văn Tuân, Yumiyama Daisuke, Nguyễn Hữu Tiến IDES, 1-3-8 Shibakoen Mionatoku Tokyo, Japan Dự án SNRM tỉnh Sơn La, 40 Lò Văn Gíá, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Tây Bắc, 110 Lê Duẩn, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Kokusai Kogyo, 2 Rokubancho, Chiyoda-ku, Tokyo, Japan 102-0085 Dự án SNRM tỉnh Hòa Hòa Bình, đường Cù Chính Lan, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Email: wyamamoto99@hotmail.com; hungpham.snrm@gmail.com; vuvantuan.snrm@gmail.com; daisuke_yumiyama@kk-grp.jp; nguyenhuutien.snrm@gmail.com Tóm tắt: Mục tiêu của REDD+ là góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách làm chậm quá trình mất rừng,suy thoái rừng và tăng trữ lượng cacbon rừng thông qua bảo tồn, quản lý và mở rộng diện tích rừng. Các phương pháptiếp cận đa lĩnh vực (xem xét đa chức năng của rừng với tăng cường phát triển sinh kế) được thực hiện với sự tham giacủa cộng đồng địa phương và các hộ nông dân trong một môi trường đang phát triển, nơi mà việc quản lý sử dụng đấtcòn nhiều hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng lưu trữ cacbon rừng và hiệu quả về sinh kế của các hoạt độngREDD+ do Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Dự án SNRM) hỗ trợ tại xã Mường Giôn, huyện QuỳnhNhai, tỉnh Sơn La. Lợi ích sinh kế của hộ gia đình và tăng cường trữ lượng cacbon từ mỗi hoạt động REDD + được địnhlượng bằng cách so sánh chi phí dự án cho các đối tượng hưởng lợi và lợi ích ước tính từ trữ lượng cacbon và nâng caocải thiện sinh kế. Kết quả cho thấy: Khoanh nuôi tái sinh rừng (ANR) được thực hiện để nâng cao trữ lượng cacbon với chi phí thấpvà có tiềm năng lớn, tiếp theo là phổ biến bếp đun cải tiến (ICS). Trong khi đó, mô hình nông lâm kết hợp: trồng cây ănquả kết hợp trồng thêm các băng cỏ làm thức ăn gia súc trên đất dốc, cho thấy hiệu quả sinh kế và tiềm năng lớn. Chiphí thấp, thực hiện dựa trên kết quả, lợi ích của các hoạt động sinh kế, trồng rừng và hỗ trợ tái sinh tự nhiên, cũng nhưnhân rộng bếp đun cải tiến, mô hình nông lâm kết hợp cần vượt qua các rào cản (kỹ thuật, chi phí, lao động và thiệt hạido chăn thả gia súc tự do) được khuyến nghị để xây dựng cơ sở cho sản xuất gỗ và kiểm soát xói mòn, thoái hóa đất. Kếtquả dự án được khuyến nghị nhân rộng ra các địa điểm khác và sử dụng như một trong những chiến lược để đạt đượcmục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (INDC). Từ khóa: Quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia, Kế hoạch hành động REDD + cấp tỉnh (PRAP), khoanhnuôi tái sinh rừng, bếp đun cải tiến, nông lâm kết hợp.1. GIỚI THIỆU Mục tiêu của REDD+ (Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng) là góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậubằng cách làm chậm mất rừng, suy thoái rừng và tăng trữ lượng cacbon rừng thông qua bảo tồn, quản lý và mởrộng diện tích rừng. Theo thỏa thuận đóng góp quốc gia tự quyết định của Việt Nam 2015, Việt Nam sẽ thúc đẩyquản lý rừng bền vững, các chương trình/dự án liên quan đến REDD+ và chi trả dịch vụ môi trường rừng(CTDVMTR) để đạt được mục tiêu che phủ rừng 45 % vào năm 2030 (INDC, 2015). Các hành động REDD+ mang tính đặc thù của từng quốc gia và phát triển cùng với thực tiễn. Các phươngpháp tiếp cận thành lập các khu bảo tồn để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiênnhiên, bao gồm tất cả các lĩnh vực và sử dụng đất, sự tham gia hiệu quả của người dân bản địa và cộng đồng địaphương và các hoạt động lâm nghiệp dựa trên quản lý rừng bền vững (SFM) được coi là khuôn khổ cơ bản choviệc thực hiện REDD+ (FAO, 2020). Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động REDD+ liên quan đến lưu trữ cacbonvà cải thiện sinh kế hầu như chưa được nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng và hiệu quả của các hoạt động REDD+ được hỗ trợ bởi Dựán SNRM về sinh kế và nâng cao trữ lượng cacbon rừng ở xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Tài264 Wataru Yamamoto, Phạm Văn Hùng, Vũ Văn Tuân, Yumiyama Daisuke, Nguyễn Hữu Tiếnliệu này nêu bật những kết quả của Dự án SNRM sau 4 năm thực hiện với sự phối hợp của chính quyền cấp tỉnh,huyện, xã, các thôn bản lựa chọn và những người hưởng lợi.2. CÁC HOẠT ĐỘNG REDD+ TRONG CÁC DỰ ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ SỰ THAM GIA Đầu vào ...

Tài liệu được xem nhiều: