Danh mục

Đánh giá hiệu suất (Performance assesment) trong quá trình đào tạo kỹ năng quản lý thời gian tại UFM: Từ lý luận đến thực tiễn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá hiệu suất (Performance assesment) trong quá trình đào tạo kỹ năng quản lý thời gian tại UFM: Từ lý luận đến thực tiễn" chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế công tác đánh giá hiệu suất trong công tác đào tạo kỹ năng Quản lý thời gian tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu suất (Performance assesment) trong quá trình đào tạo kỹ năng quản lý thời gian tại UFM: Từ lý luận đến thực tiễn Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp ViệnĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT (PERFORMANCE ASSESMENT) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TẠI UFM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ThS. Trần Hữu Trần Huy1TÓM TẮT Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong cách thức ra đề và xây dựng các hoạt động, các bàitập tình huống để đánh giá kết quả đào tạo kỹ năng mềm tại UFM, thế nhưng phạm vi xâydựng các bài tập, tình huống để phục vụ việc đánh giá công tác đào tạo kỹ năng mềm nhìnchung vẫn còn đang dừng ở mức độ mô phỏng thực tế tức là sử dụng phương pháp đánh giátruyền thống. Phương pháp đánh giá hiệu suất (Performance Assesment) là một phương phápđánh giá thực dựa trên những tình huống mà người học phải thực hiện thực tế trong cuộcsống, từ đó họ mới rút ra được các bài học thực tiễn gắn liền với nội dung đã học. Từ đó,sinh viên sẽ hiểu và vận dụng tốt hơn các kỹ năng đã học trong tương lai. Trong phạm vi bàiviết, tác giả chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế công tác đánh giá hiệu suất trong côngtác đào tạo kỹ năng Quản lý thời gian tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.TỪ KHÓA Đánh giá hiệu suất trong đào tạo; Đánh giá kỹ năng mềm; Quản lý thời gian dự án;1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ năng Quản lý Thời gian là một môn học trong bộ 8 kỹ năng mềm đang được đàotạo tại Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) dành cho sinh viên và được khá nhiềusinh viên chọn học với mục tiêu mong đợi là cải thiện năng lực sử dụng thời gian một cáchhiệu quả của người học. Bộ môn Kỹ năng mềm UFM cũng đã có nhiều hoạt động trong việcbiên soạn đề cương, xây dựng hệ thống bài tập và tài liệu học tập khá đầy đủ và chi tiết chokỹ năng này. Tuy nhiên, theo tác giả, hiện nay hệ thống bài tập trong quá trình học của mônhọc Kỹ năng Quản lý thời gian vẫn còn mang nhiều phong cách của việc đánh giá truyềnthống nên chưa đạt được kết quả như kỳ vọng là thay đổi nhận thức và giúp người học hìnhthành thói quen trong hành vi để quản lý tốt thời gian của họ như trong yêu cầu của chuẩnđầu ra môn học. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề xuất và bước đầu tiến hành thựcnghiệm một phương pháp đánh giá tích cực hơn, đó là phương pháp đánh giá hiệu suất(Performance Assesment) trong quá trình giảng dạy kỹ năng Quản lý Thời gian tại UFMtrong học kỳ cuối 2021. Lý luận và nội dung phương pháp này nhằm mang đến những gócnhìn mới trong việc thiết kế hệ thống bài tập đánh giá quá trình học và cả kết thúc môn họcvới sự tham gia của ý tố thực của đời sống. Từ đó giúp cho người học có cơ hội làm quen,vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế hoàn toàn tương thích vớicông việc thực. Giải quyết được những vấn đề thực được đặt ra trong tình huống thực tế củabài tập sẽ giúp sinh viên không bỡ ngỡ và khó khăn khi ra trường và đi làm thực tế. Và đó1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-MarketingNgày 23 tháng 10 năm 2021 113 Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Việncũng chính là mục tiêu đào tạo mà các môn học kỹ năng mềm hướng đến trong công tác đàotạo tại UFM.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ SỰ KHÁC BIỆT 2.1. Cơ sở lý thuyết • Đánh giá hiệu suất là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầuthực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cáchcó ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler). • Đánh giá hiệu suất “đó là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm, trongđó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sángtạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề mà mộtcông dân trưởng thành, những nhà chuyên môn phải đối diện trong cuộc sống (Creswell). • Thông thường, một bài đánh giá hiệu suất bao gồm những nhiệm vụ mà sinh viênphải hoàn thành và một bản miêu tả những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành những nhiệmvụ đó. Đây cũng là Rubric môn học. • Đánh giá hiệu suất được thực hiện trong một quá trình trong đó giảng viên sử dụngbài đánh giá hay một nhiệm vụ mà sinh viên phải hoàn thành để thu thập thông tin về cáchthức mà họ thực hiện nhiệm vụ đó. Đặc trưng của đánh giá hiệu suất là: - Yêu cầu sinh viên phải kiến tạo 1 sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra 1 câutrả lời đúng. - Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó. - Trình bày 1 vấn đề thực – trong thế giới thực cho phép sinh viên bộc lộ khả năng vậndụng kiến thức vào tình huống thực tế. - Cho phép sinh viên bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thựchiện bài đánh giá. • Đây chính là sự ưu việt của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: