. Khái niệm về kiểm tra - đánh giá Kiểm tra: là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh. Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạy học, phân loại, giúp đỡ học sinh. Những thông tin thu thập được so sánh với tiêu chuẩn nhất định. Đánh giá: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả dạy học ở trường THCS
Đánh giá kết quả dạy học ở trường
THCS
. Khái niệm về kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra: là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả
học tập của học sinh. Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm
soát được quá trình dạy học, phân loại, giúp đỡ học sinh. Những
thông tin thu thập được so sánh với tiêu chuẩn nhất định.
Đánh giá: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định,
phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những
thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn đề ra
nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
việc.
Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, kiểm tra là để
đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở kiểm tra.
6.2. Ý nghĩa của việc đánh giá
- Đây là công việc giúp cho giáo viên thu được thông tin
ngược từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của
học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực
trạng kết quả đó. Trên cơ sở thực trạng đó giáo viên điều
chỉnh, hoàn thiện hoạt động học của học sinh và hướng dẫn
học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của bản than.
- Quá trình này giúp cho học sinh thấy được mình đã lĩnh hội
những điều vừa học đến mức nào, những lỗ hổng cần phải bổ
khuyết trước khi bước vào phần mới của chương trình.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác trong học
tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao hơn, nâng cao long tự
tin, khắc phục tính tự mãn cho học sinh.
- Giáo viên nắm được một cách cụ thể, khá chính xác năng
lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp, sự tiến bộ và sút
kém của từng học sinh.
- Có biện pháp giúp đỡ riêng cho từng học sinh, nhất là đối
với học sinh yêu, kém và giỏi.
- Xem xét hiệu quả của việc dạy học, những cái tiến thường
xuyên.
Đánh giá nhằm giúp cho giáo viên và học sinh điều chỉnh
cách dạy và cách học của mình.
- Dựa vào kiểmtra – đánh giá giúp cho các cấp quản lý đưa ra
những quyết định đúng đắn, chỉ đạo kịp thời hoạt động dạy
học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học.
6.3. Các hình thức đánh giá kết quả học tập ở trường
THCS (sv tự học), yêu cầu phải nắm được các vấn đề sau:
- Các phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra miệng: phương pháp này được dùng cho
cho khi học bài mới, trong và sau khi học bài mới,
khi ôn tập, khi mở đầu thí nghiệm hoặc thực hành.
- Kiểm tra miệng có thể kết hợp với cả hình ảnh trực quan để
giúp học sinh trình bày vấn đề.
- Kiểm tra miệng có những ưu điểm và hạn chế giống như
phương pháp vấn đáp (đã trình bày ở trên)
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải đưa ra nhận xét về mặt
mạnh, hạn chế của học sinh để đưa ra kết luận, từ đó định hướng
cho học sinh một cách phù hợp.
Kiểm tra viết: phương pháp này được sử dụng cả
trước và sau khi học môn một tiết học, một phần,
một chương, một số chương hoặc toàn bộ nội dung
chương trình.
- Tùy theo yêu cầu nội dung kiểm tra mà thời gian dành cho
kiểm tra viết có thể khác nhau. Có thể 10, 15 hoặc một hoặc hơn
một tiết.
- Kiểm tra viết trong xu thế hiện nay người ta thường thực hiện
theo hình thức trắc nghiệm.
- Ưu điểm của kiểm tra viết là kiểm tra đồng thời được tất cả
học sinh trong một thời gian nhất định; thống nhất được yêu cầu
kiểm tra, rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết;
tiết kiệm được thời gian học tập.
- Nhược điểm của kiểm tra viết là thiếu sự tiếp xúc sinh động
giữa giáo viên và học sinh.
- Yêu cầu:
+ Đề bài phải dể hiểu, chính xác, hiểu như nhau đối với mọi học
sinh
+ Đề bài phải vừa sức với học sinh, phù hợp thời gian làm bài,
phát huy được trí thông minh của học sinh.
+ Tránh những câu hỏi hỏi đánh lừa, gây hiểu lầm, rập khuôn,
gài bẩy.
+ Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, bình tĩnh, tự tin khi làm
bài.
+ Thu bài đúng thời gian quy định, đáp án phải chính xác, rõ
rang, dễ hiểu.
+ Chấm bài cũng cần căn cứ theo thái độ là bài của học sinh.
Kiểm tra thực hành: Phương pháp này kiểm tra kỹ
năng, kỹ xảo thực hành như đo lường, thí nghiệm,
lao động …ở trên lớp, trong phòng thực hành, trong
phòng thí nghiệm.
Trong kiểm tra thực hành cần kiểm tra theo nhóm và theo từng
cá nhân. Đòi hỏi học sinh phải thực hiện một quy trình các thao
tác, biện pháp nhất định.
Kiểm tra bằng máy:là phương pháp sử dụng máy
để đo kết quả, thường sử dụng trong các môn khoa
học tự nhiên hoặc chấm trắc nghiệm.
Phương pháp này có tính khách quan cao nhưng không chấm
được hành vi, thái độ của học sinh, không kiểm tra được tính
logic, ngôn ngữ cũng như những khó khăn của học sinh gặp
phải.
Phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá.
Đây là phương pháp tạo điều kiện cho học sinh điều chỉnh được
vấn đề tự nghiên cứu, tự học để có thể tự học suốt đời theo yêu ...