Bài viết được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang gãy kín xương bàn tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình; đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bàn tay bằng phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít và đóng đinh nội tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả điều trị gãy kín xương bàn tay tại bệnh viện đa khoa Thái BìnhĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN XƯƠNG BÀN TAY TẠI BỆNHVIỆN ĐA KHOA THÁI BÌNH Nguyễn Minh Châu Bộ môn Chấn thương trường Đại học Y Dược Thái BìnhTÓM TẮT Nghiên cứu điều trị 56 bệnh nhân gãy xương bàn tay được phẫu thuật tại khoaChấn thương Chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, kết quả như sau: i)Về hình thái lâm sàng gãy xương bàn tay: Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 7, tuổi caonhất là 68. Lứa tuổi từ 41 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 42,9%, lứa tuổi lao độngchiếm cao nhất là 76,8%; Nghề nghiệp bị tai nạn nhiều nhất là nông dân chiếm 41,1%tiếp theo là công nhân chiếm 23,2%. Nguyên nhân gãy xương chủ yếu do tai nạn giaothông chiếm 53,6%. Thời gian chủ yếu bệnh nhân đến cấp cứu trong 24h đầu chiếm67,9% chỉ có 2 trường hợp đến viện sau 2 tuần. Bệnh nhân gãy 1 ổ gãy xương bànchiếm cao nhất là 85,8% có 1 bệnh nhân gãy 4 xương bàn cùng lúc. Gãy xương ở thânxương đốt bàn ngón chiếm nhiều nhất 57,7%, Gãy ngang xương chiếm tỷ lệ cao nhất46,5%, gãy xương chéo vát 40,8%. Gãy xương bàn 4,5 chiếm tỷ lệ cao tương ứng với28,2% và 29,6%. Có 23,2% bệnh nhân được bó bột trước khi phẫu thuật và có 7,1%bệnh nhân bó lá sau đó kiểm tra xương di lệch và đến phẫu thuật. Có 7 bệnh nhânđược phẫu thuật đóng đinh kín xương bàn tay, Chiếm tỷ lệ cao nhất kết hợp xương bàntay là đóng đinh nội tủy chiếm 66,1%, kết hợp xương bằng nẹp vít chiếm 32,1%. Ii)Kết quả phẫu thuật gãy xương bàn tay: Có 05 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nông saumổ, không có trường hợp nào bị nhiểm khuẩn sâu, Kết quả giải phẫu sau mổ trong 71xương gãy có 70,4% đã được nắn hết di lệch ở mọi hình thái gãy. Đa phần bệnh nhânhết gập góc sau mổ chiếm 81,7%. Tình trạng sẹo mổ: có 49 bệnh nhân (87,5%) sẹo mổliền tốt, không viêm rò và 7 bệnh nhân (12,5%) bị lộ đầu đinh; có 10 bệnh nhân bịnhiễm khuẩn nông sau mổ chủ yếu do lộ đầu đinh, 1 trường hợp gãy nẹp vít sau mổ.Kết quả liền xương của 54 bệnh nhân kiểm tra thấy xương liền tốt, 2 trường hợp chậmliền xương. Kết quả tầm vận động cho thấy: 37/56 bệnh nhân (66,1%) được kiểm trađạt tầm vận động tốt, có 1 bệnh nhân vận động hạn chế nhiều. Có 10,7% bệnh nhâncòn đau nhiều sau mổ và 30,4 % bệnh nhân còn đau ít sau mổ.I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thương tích bàn tay là một thương tổn thường gặp, các thương tích bàn tay rấtđa dạng có thể phối hợp của nhiều thương tổn: gân, dây chằng, cơ, xương… Đa số cáctrường hợp gãy xương bàntay là gãy vững và có thể điều trị bằng bó bột hoặc nẹp.Nhưng có trường hợp gãy cần điều trị bằng cố định mổ để vận động sớm.Kỹ thuật ápdụng cho các xương này bao gồm xuyên đinh Kirschner, đinh nội tủy, cố định ngoài,cố định nẹp vít và sự phối hợp của các phương pháp này [1]. Phương pháp bó bột nhanh và rẻ tiền nhưng bộc lộ một số nhược điểm như lànắn chỉnh không hết di lệch, dễ bị cứng khớp, nắn chỉnh kín với xương nhỏ như bàntay không dễ cần có phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị như Carm.Phương pháp kết hợp xương bên trong có hiệu quả về độ vững của xương và vềgiải phẫu hơn cả, tạo điều kiện cho việc phục hồi chức năng bàn tay tốt hơn sau mổ[4]. 53 Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình hiện nay thường xuyên thực hiện cácphương pháp điều trị kết hợp xương bên trong nhưng hiện chưa có một nghiên cứu nàođánh giá về kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp xương bàn tay. Chính vì vậy, chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bàn taytại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình ” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang gãy kín xương bàn tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bàn taybằng phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít và đóng đinh nội tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu1.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm tất cả các bệnh nhân bị chấn thương gãy kín xươngbàn tayđơn thuần được điều trị kết hợp xương.1.2. Địa điểm nghiên cứu : Khoa CTCH Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín xương bàn tay Có đủ hồ sơ bệnh án và có đủ phim chụp XQ quy ước bàn tay ở 2 tư thế thẳng-nghiêng trước và sau mổ Bệnh nhân đã đến khám lại ít nhất sau 3 tháng Bệnh nhân gãy xương bàn đơn thuần không có gãy xương kết hợp ngón tay.* Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin Những bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương bàn tay có tổn thương mạch máu,thần kinh, tổn thương gân gấp, gân duỗi. Gãy hở xương bàn ngón tay Những bệnh nhân gãy xương bàn ngón tay điều trị bằng phương pháp khác Bệ ...