Danh mục

Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.73 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu trình bày về đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực. Các vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số định hướng vận dụng trong giáo dục đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0043Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 171-180This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Dương Thị Thúy Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp cận năng lực trong đổi mới giáo dục đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong mọi khâu, mọi khía cạnh của quá trình giáo dục, trong đó có kiểm tra, đánh giá. Bài viết đi sâu trình bày về đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực. Các vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học, Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số định hướng vận dụng trong giáo dục đại học. Từ khóa: Đánh giá, đánh giá kết quả học tập, năng lực, hình thành năng lực, hình thức đánh giá.1. Mở đầu Trong hai thập kỉ gần đây, giáo dục thế giới đánh dấu những bước đổi mới mạnh mẽ về líluận, thực tiễn, trong đó đánh giá (ĐG) được coi là khâu then chốt, là hệ phản hồi của quá trìnhdạy học, và là cơ sở để nâng cao chất lượng đổi mới. Điều này được phản ánh rõ nét trong các côngtrình nghiên cứu của Steve Frankland [16], W. James Popham [6], Flavia Ramos – Mattousi, JeffreyAyala Milligan [7] và A. Irons [11]. Các công trình của James H.Mc Millan [8],[9], P.W.Airasian[10] đã đi sâu phân tích các vấn đề về lí luận ĐG, ý nghĩa, vai trò, các khái niệm cơ bản và kháiniệm liên quan cũng như các hướng vận dụng đánh giá hiệu quả trong thực tiễn giáo dục, thực tiễnhoạt động tổ chức lớp học. ĐG theo tiếp cận năng lực (competency – based assessment) được đề cập trong nhiều côngtrình gần đây của Percy J. Worsnop [12], Richard A. Voorhees [13],. . . Các tác giả đã phân tích quitrình, kĩ thuật và công cụ ĐG năng lực, và nhấn mạnh vai trò của cách tiếp cận này đối với giáodục nghề nghiệp. Vấn đề đánh giá kết quả học tập (ĐG KQHT) trong dạy học cũng được nhiều nhà khoa họcViệt Nam quan tâm nghiên cứu như Lê Khánh Bằng [3], Trần Bá Hoành [5], Hà Thị Đức, ĐặngVũ Hoạt [4],... Tác giả Đặng Vũ Hoạt, trong những bài viết của mình đã trình bày những vấn đề vềvị trí, chức năng và các quan điểm kiểm tra đánh giá tri thức của sinh viên dưới góc độ lí luận dạyNgày nhận bài:2/11/2016. Ngày nhận đăng:15/2/2017.Liên hệ: Dương Thị Thúy Hà, e-mail: duongha108@gmail.com. 171 Dương Thị Thúy Hàhọc. Theo ông “khi kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chúng ta cần kiểm tra thường xuyên,có hệ thống, có kế hoạch, kết hợp nhiều dạng, nhiều phương pháp kiểm tra; Cần giáo dục cho sinhviên ý thức đúng đắn đối với việc kiểm tra; ý thức tự kiểm tra... Đồng thời cần bồi dưỡng cho sinhviên ý thức tự đánh giá một cách đúng đắn và khiêm tốn”. Cùng với xu hướng chung của thế giới, giáo dục Việt Nam cũng đang có những chuyển biếnmạnh mẽ trong kiểm tra ĐG từ chú trọng đến kiến thức là chính sang chú trọng vào ĐG năng lực.Bài viết đi sâu phân tích nội hàm khái niệm kiểm tra ĐG theo tiếp cận năng lực và những địnhhướng vận dụng trong giáo dục đại học.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đánh giá kết quả học tập của người học Theo Từ điển Giáo dục học, (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001) thuật ngữ đánh giá kếtquả học tập được định nghĩa như sau: “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo củahọc sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra”. Có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ thựctế đạt được ở người học để tìm hiểu và chuẩn đoán (diagnostic) trước và trong quá trình dạy-học(formative) hoặc sau một quá trình học tập với các kết quả mong đợi đó xác định trong mục tiêudạy học (đánh giá kết thúc – summative). ĐG theo năng lực là ĐG các khả năng người học áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học đượcvào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống hàng ngày [1]. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo trong việc đánh giá kết quả học tập của người học: - Mục đích cơ bản của đánh giá kết quả học tập là nhằm cải thiện thành tích học tập củangười học. Một đánh giá tốt sẽ là hình ảnh về các loại hình học tập có giá trị tốt nhất cho học sinhvà hướng dẫn học sinh đạt được thành tích học tập tốt nhất, đây chính là điều mà việc đánh giá cầnđạt tớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: