Danh mục

Đánh giá kết quả học tập ở phổ thông: Tiến bộ và bất cập

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 590.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu những đổi mới trong quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh; bất cập trong đánh giá bằng nhận xét; cách thức xử lý điểm số để đánh giá năng lực sử dụng tiếng việt của học sinh theo xu hướng tổng thể chung chung; điểm mới và chưa mới trong đánh giá thành quả học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả học tập ở phổ thông: Tiến bộ và bất cập ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở PHỔ THÔNG: TIẾN BỘ VÀ BẤT CẬP Th.S Hoàng Tuyết Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TP.HCM1. Ở TIỂU HỌC1.1. Những đổi mới trong quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh: ưu điểm và hạn chếCông việc kiểm tra thường xuyên ở khắp tất cả các môn học là một việc làm chiếmkhá nhiều tâm sức của giáo viên tiểu học. Bởi vì việc này đòi hỏi hầu như ngày nàogiáo viên cũng phải kiểm tra và chấm điểm hay ghi nhận xét cho học sinh. Trongchương trình tiểu học mới, kết quả kiểm tra thường xuyên không được tính vào kết quảtoàn năm học. Kết quả năm của mỗi môn được tính điểm như Toán, Tiếng Việt làtrung bình cộng của bốn điểm kiểm tra định kì trong năm học (kiểm tra giữa kì I, giữakì II, kiểm tra cuối kì I và kiểm tra cuối kì II). Đây là một điểm mới trong quy địnhđánh giá của chương trình tiểu học hiện nay so với chương trình cải cách giáo dụctrước đây. Sự thay đổi này thể hiện quan điểm đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm tạođiều kiện cho giáo dục - dạy học góp phần phát triển người học hơn. Kết quả của cácbài kiểm tra hằng tháng là căn cứ để giáo viên điều chỉnh nội dung và phương phápgiảng dạy của mình sao cho chúng đạt đến hiệu quả dạy học cao nhất, là phương tiệnđể giáo viên theo dõi việc học của từng cá nhân học sinh theo cách động viên giúp cácem rèn luyện, phát triển khả năng và tính cách nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáodục toàn diện.Đối với học sinh, việc không tính điểm kiểm tra hằng tháng vào điểm trung bình nămhọc giúp học sinh bớt áp lực điểm số hơn trong học tập. Đối với giáo viên, về mặthành chính, việc không tính và ghi điểm các bài kiểm tra hàng tháng giảm cho họ côngviệc sổ sách nặng nhọc. Về mặt sư phạm, sự thay đổi trên tạo điều kiện giúp giáo viêncung cấp cho học sinh những cơ hội điều chỉnh, sửa chữa các bài làm của mình, độngviên và phát triển khả năng của học sinh. Tuy nhiên, về thực tế, tác dụng giáo dục vàphát triển cũng như mục đích điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng dạy học của kiểmtra thường xuyên có thể trở nên vô hiệu nếu tiến trình này không được thực hiện mộtcách chặt chẽ và không thực sự theo hướng động viên khả năng phát triển của ngườihọc. Nghĩa là khi việc cho điểm hay ghi nhận xét được làm một cách chiếu lệ, chungchung, không thấu đáo các tiêu chí đánh giá cũng như không dựa trên những căn cứ cụthể về các hành vi học tập của người học.Hơn nữa, việc đánh giá xếp loại học sinh nếu chỉ dựa trên điểm trung bình của 4 bàikiểm tra định kì có thể gây ra một số bất cập như sau:- Trong điều kiện kết quả kiểm tra định kì được sử dụng như một căn cứ quan trọng để xếp loại học sinh và đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, mỗi trường có thể vì nhu cầu đạt thành tích sẽ có những giải pháp đối phó trong ôn tập, hướng dẫn dạy theo trọng tâm kiểm tra định kì, dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch.- Việc ra đề kiểm tra định kì có thể không khách quan, không bao quát được những nội dung học tập. Độ khó, tính giá trị và độ tin cậy của các đề kiểm tra có thể rất khác biệt giữa đơn vị trường này với đơn vị trường kia (trong trường hợp việc ra đề kiểm tra do Hiệu trưởng đảm trách), giữa địa phương này với địa phương khác (trong trường hợp đề kiểm tra do Phòng hay Sở Giáo dục biên soạn).- Kết quả xếp loại của học sinh có thể không phản ánh đúng thực chất trình độ và quá trình học tập rèn luyện của các em do đề kiểm tra, cách thức tổ chức kiểm tra và do những yếu tố xảy ra cho riêng học sinh trong thời gian tham gia kiểm tra như sức khoẻ, tâm lí bất ổn...1.2 Bất cập trong đánh giá bằng nhận xétNhận xét là những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm củangười học được rút ra từ quá trình quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của họcsinh theo những tiêu chí được cho trước. Nhận xét là một trong những phương tiệnquan trọng, đặc biệt ở cấp tiểu học, nhằm động viên học sinh phấn đấu học tập thànhcông hơn đồng thời hướng dẫn các em điều chỉnh việc học tập.Trước khi đưa ra những nhận xét chính thức về học lực môn học hay thái độ, hạnhkiểm của học sinh, giáo viên phải tham khảo các tiêu chí hướng dẫn đánh giá trongtừng môn học cụ thể để biết học sinh thực hiện thế nào thì đạt mức hoàn thành haychưa hoàn thành. Thường các tiêu chí hướng dẫn này được trình bày trong tài liệuhướng dẫn giảng dạy hay trong văn bản chương trình. Thứ hai là khi ghi nhận xét, giáoviên phải dựa trên căn cứ các dữ kiện đã được thu thập đầy đủ, thích hợp. Một nhậnxét tốt là phải bảo đảm các đặc điểm như: hiện thực, cụ thể, cá nhân hóa, chia sẻ thôngcảm và kịp thời.Khi đánh giá bằng nhận xét, những khó khăn mà giáo viên tiểu học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: