Danh mục

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thoát vị hoành là một trong những nguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Phẫu thuật nội soi ở sơ sinh ngày càng phát triển và được ứng dụng trong điều trị TVH bẩm sinh. Bài viết trình bày đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinhNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH Tạ Huy Cần1, Huỳnh Thị Thanh Thảo1, Trần Tấn Lộc1, Nguyễn thị Cẩm Xuyên1, Trương Quang Định1, Trương Nguyễn Uy Linh2TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thoát vị hoành là một trong những nguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây suy hô hấp ở trẻ sơsinh. Phẫu thuật nội soi ở sơ sinh ngày càng phát triển và được ứng dụng trong điều trị TVH bẩm sinh. Tuynhiên, tỷ lệ tái phát trong mổ nội soi cao hơn mổ mở cũng như lo ngại tác dụng bất lợi của bơm CO2 trong mổnên việc áp dụng vẫn còn tranh luận. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca những trẻ sơ sinh bị thoát vị hoành bẩmsinh được phẫu thuật nội soi lồng ngực khâu phục hồi cơ hoành từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2020 tại Bệnh việnNhi Đồng Thành Phố. Mô tả đặc điểm trước, trong và sau phẫu thuật. Kết quả ban đầu đánh giá tỷ lệ thoát vị táiphát. Kết quả thứ phát bao gồm thời gian nằm viện, thời gian thở máy và các biến chứng sau mổ. Kết quả: Có 35 trẻ sơ sinh bị thoát vị hoành bẩm sinh, với 34 trường hợp được phẫu thuật nội soi và 1trường hợp phải chuyển mổ mở. Thoát vị hoành bên trái 30 bệnh nhân và bên phải 4 bệnh nhân. Có 2 bệnh nhânthở rung tần số cao. Khâu trực tiếp 2 mầm cơ hoành với nhau trong 5 trường hợp. Khâu 2 mầm cơ hoành với cơthành ngực trong 29 trường hợp. Thời gian phẫu thuật trung bình 63 ± 21 phút và thời gian nằm viện trungbình sau mổ 21,85± 8,9 ngày. Tỷ lệ tái phát 3/34 trường hợp. Không có trường hợp tử vong sau mổ. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành an toànvề mặt biến chứng và tử vong. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau mổ nhanh. Từ khóa: thoát vị hoành bẩm sinh, sơ sinh, phẫu thuật nội soi lồng ngựcABSTRACT RESULT OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN THE TREATMENT OF CONGENITAL DIAPHRAGMATIC HERNIA IN NEONATES Ta Huy Can, Huynh Thi Thanh Thao, Tran Tan Loc, Nguyen Thi Cam Xuyen, Truong Quang Dinh, Truong Nguyen Uy Linh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 128 - 133 Background: Diaphragmatic hernia is one of the important surgical causes of neonatal respiratory failure.Laparoscopic surgery in newborn is increasingly developing. However, the recurrence rate in laparoscopic surgeryis higher than in open surgery as well as concerns about the adverse effects of CO2 pump in surgery, so theapplication is still debated. Objectives: To examine the results of thoracoscopic congenital diaphragmatic hernia repair in neonates. Methods: The retrospective review was carried out on neonates with CDH who underwent thoracoscopicsurgery from January 2018 to January 2020 at City Children’s Hospital. The perioperative characteristics wererecorded. The primary outcome was hernia recurrence. Secondary outcomes included length of hospital stay,mechanical ventilation, and postoperative complications. Results: 35 neonates with CDH, of whom 34 underwent thoracoscopic repair and 1 required conversion toBệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Tác giả liên lạc: BSCKII. Tạ Huy Cần ĐT: 0975649090 Email: huycansurg@gmail.com128 Chuyên Đề Ngoại KhoaY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y họcopen surgery. The hernia was located on the left side in 30 patients and on the right side in 4. High frequencyoscillatory ventilation was used in 2 patients. Direct closure of two rims of diaphragmatic hernia was carried outin 5 patients. Closure of two rims of diaphragmatic hernia with the thoracic wall was performed in 29 patients.The mean operative time was 63 ± 21 minutes and duration of postoperative hospital stay was 21.85 ± 8.9 days.Recurrence rate was 3/34. There were no cases of postoperative mortality. Conclusions: We demonstrate that thoracoscopic repair for diaphragmatic hernia appears to be safe in termsof complications and mortality. Besides, it is associated with fast postoperative recovery. Keywords: congenital diaphragmatic hernia, neonates, thoracoscopic repairĐẶT VẤN ĐỀ Thành Phố, từ 1/1/2018 đến 1/1/2020. Thoát vị hoành (TVH) là một trong những Phương pháp nghiên cứunguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: