Danh mục

Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên ở trẻ sơ sinh bằng kỹ thuật onizuka cải tiến

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.48 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá tính khả thi, biến chứng và kết quả phẫu thuật tạo hình. Nghiên cứu thực hiện trên 76 bệnh nhân từ 4 tuần đến 6 tuần tuổi, khe hở môi 1 bên được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên ở trẻ sơ sinh bằng kỹ thuật onizuka cải tiến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI   MỘT BÊN Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG KỸ THUẬT ONIZUKA CẢI TIẾN  Đặng Hoàng Thơm*, Nguyễn Thanh Liêm*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, biến chứng và kết quả phẫu thuật tạo hình.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng, 76 bệnh nhân từ 4 tuần đến 6  tuần tuổi, khe hở môi 1 bên được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 3 năm  2013, được phẫu thuật tạo hình môi bằng kỹ thuật Onizuka cải tiến.  Kết quả: 76 bệnh nhân gồm nam 34, nữ 42, tuổi trung bình 34 ± 4 ngày tuổi, thấp nhất 28 ngày, cao nhất 45  ngày tuổi. Khe hở môi (KHM) không toàn bộ 16 ca (21,05%), 60 ca khe hở môi toàn bộ (78,95%). KHM đơn thuần  21 trường hợp (27,63%) KHM kết hợp khe hở vòm, khe hở cung răng 55 ca (72,37%). Thời gian mổ trung bình  45,36  ±  12,32  phút,  ngắn  nhất  20  phút,  dài  nhất  65  phút.  Thời  gian  nằm  viện  trung  bình  2,51  ±  1,5  ngày.  15  trường hợp có sử dụng ghép sụn vách mũi vào phần sụn cánh mũi bên thiểu sản. 04 cas toác vết mổ ở phần niêm  mạc miệng.  Kết  luận:  Phẫu thuật tạo hình KHM 1 bên (Unilateral cleft lip)  ở trẻ sơ sinh bằng kỹ thuật “Onizuka – cải  tiến” với kết quả tốt trên 88%. Tuổi chỉ đinh phẫu thuật sớm khi trẻ 1 tháng tuổi, tạo điều kiện thuận lợi để rút  ngắn thời gian chờ đợi phẫu thuật khe hở vòm thì 2. Đây là một phương pháp phẫu thuật an toàn, kết quả tôt, có  tính khả thi cao. Khi được chỉ đinh chặt chẽ và áp dụng tại bệnh viện và trung tâm lớn có thể gây mê hồi sức ngoại  nhi cho trẻ sơ sinh.  Từ khóa: Onizuka, khe hở môi một bên, trẻ sơ sinh.  ABSTRACT  SURGICAL OUTCOME OF MODIFIED ONIZUKA CHEILOPLASTY FOR REPAIRING THE  UNILATERAL CLEFT LIP  Dang Hoang Thom, Nguyen Thanh Liem   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 1 ‐ 6  Objectives:  To  explore  the  capability,  postoperative  complications  and  the  surgical  outcome  of  modified  Onizuka cheiloplasty for repairing the unilateral cleft lip.  Methods:  76  patients  (from  4  to  6  weeks)  with  unilateral  cleft  lip  were  repaired  by  modified  Onizuka  cheiloplasty in The National Hospital of Pediatrics (NHP) from June 2011 to March 2013.  Results:  Sex  ratio:  Male  (34)/female  infant  42,  age  was  34  ±  4  (days),  min  28  day,  max  45  days.  21.05%  unilateral  cleft  lip  partial,  78.95%  unilateral  cleft  lip  totally  and  27.63%  unilateral  cleft  lip  combine  with.  The  duration of surgery was 45.36 ± 12.32 (min 20 minutes, max 65 minutes). Hospital delays was 2.51 ± 1.5  days.  There are 4 patients with accelerated wound in the oral mucosa and there are 15 patients using the nasal septum  cartilage transplant cartilage of nose.  Conclusions:  Outcome  of  surgery  treatment  of  infant  unilateral  cleft  lip  was  very  good  (88%  very  good).  Surgery treatment in early stage (less than 1 month) was recognized good management and reduce time of surgery  waiting. The modified Onizuka was a safe surgical approach, with good results and high feasibility. This method can  * Bệnh viện Nhi Trung Ương.  Tác giả liên hệ: Ths. Đặng Hoàng Thơm  ĐT: 0904136131   Email: thommdplastic@gmail.com  be applied in large central hospital and good of infant anesthesia conditions.  Chuyên Đề Ngoại Nhi  1 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Key words: Onizuka, Unilateral cleft lip, neonatal.  2 Chuyên Đề Ngoại Nhi   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  ĐẶT VẤN ĐỀ  Khe  hở  môi  là  dị  tật  bẩm  sinh  thường  gặp  nhất  tại  vùng  hàm  mặt,  với  tỷ  lệ  1/700‐800  trẻ  sinh ra. Khe hở môi một bên (Unilateral cleft lip)  đặc  trưng  bởi  một  khe  hở  và  làm  mất  tính  liên  tục  môi  trên.  KHM  có  thể  đơn  thuần  hoặc  kết  hợp  với  khe  hở  vòm  miệng(1,2,3,5,6,7).  Từ  trước  tới  nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác  nhau  đã  được  áp  dụng  đối  với  khe  hở  môi  và  vòm miệng. Và hiện nay chỉ định phẫu thuật đã  có nhiều thay đổi theo xu hướng can thiệp phẫu  thuật sớm. Từ tháng 6/2011 phẫu thuật tạo hình  khe hở môi đơn (KHM‐ Unilateral cleft lip) bằng  phương pháp sử dụng kỹ thuật Onizuka cải tiến  được thực hiện tại bệnh viện Nhi  Trung  Ương.  Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá  tính khả thi, biến chứng cũng như kết quả phẫu  thuật tạo hình.  Nghiên cứu Y học Tình  trạng  thiểu  sản  sụn  cánh  mũi  bên  khe  hở.  Tình  trạng  trụ  mũi  lệch  sang  bên  lành.    Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá tính khả thi, biến chứng và kết quả  phẫu thuật tạo hình.    ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  76 bệnh nhân được phẫu thuật tại bệnh viện  Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2011 đến tháng  3 năm 2013, có các tiêu chuẩn sau:  Tuổi từ 4 tuần đến 6 tuần  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: