Danh mục

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương" tập trung đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên có sở đó, bài báo đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm duy trì và làm bền vững các kết quả đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ThS. Nguyễn Thị Thu Hương TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này tập trung đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trêncó sở đó, bài báo đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm duy trì và làm bền vữngcác kết quả đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trênđịa bàn tỉnh Hải Dương. Từ khóa: Đánh giá, chương trình mục tiêu quốc gia, môi trường, vệ sinh nông thôn. Abstract This article focuses on the evaluation of implemeting results of the nationaltarget program on clean water and rural sanitation in Hai Duong province. Thereby,it suggests some policy recommendations in order to maintain a sustainable impactsgained from the Program in Hai Duong province. Key Words: the national target program, clean water and rural 1. Đặt vấn đề Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về nước sạnh và vệ sinh môi trườngnông thôn (VSMTNT) giai đoạn 2011-2015 đã triển khai gần được 5 năm. Mục tiêucủa Chương trình là cải thiện tiếp cận nước sạch và VSMTNT nhằm nâng cao nhậnthức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng caosức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2012).Chương trình được triển khai trên nhiều tỉnh và thành phố trong đó có tỉnh Hải Dươngthông qua dự án cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn và dự án cấp nước vàvệ sinh công cộng nông thôn. Chương trình đã mang lại lợi ích gì cho người dân ở địabàn nông thôn tỉnh Hải Dương, tác động như thế nào tới điều kiện sống của họ, làm thếnào để duy trì các tác động này? Làm thế nào để duy trì và làm bền vững các kết quả 377đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trên địa bànTỉnh trong dài hạn? 2. Cách tiếp cận Bài viết này dựa vào các chỉ số đo lường kết quả thực hiện chương trình MTQGvề nước sạch và VSMTNT bao gồm các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án cấpnước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án cấpnước và vệ sinh công cộng nông thôn để phân tích những kết quả đạt được của TỉnhHải Dương từ triển khai Chương trình so với mục tiêu đề ra, phân tích tính bềnvững của các kết quả này trong hiện tại và trong giai đoạn tới. Bài viết cũng dựavào các yếu tố thuộc quy trình triển khai Chương trình và yếu tố chính sách cấptỉnh và cấp trung ưương để lý giải một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế kết quả vàtính bền vững của các kết quả mà Hải Dương đạt được từ triển khai Chương trình. 3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt và môi trườngnông thôn Dự án cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn được triển khai thông qua kếhoạch cấp nước và kế hoạch vệ sinh môi trường. Mục tiêu của Tỉnh Hải Dương là đếnhết năm 2015 đạt 100% số xã được đấu nối sử dụng nước sạch từ công trình cấp nướctập trung, 99,0% dân số nông thôn được sử dụng nước HVS (hợp vệ sinh), trong đó có75,0% sử dụng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế với số lượng60lít/người/ngày; 93,0% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu HVS, 76,0% số hộnông dân chăn nuôi có chuồng trại HVS (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Về cấp nước sinh hoạt Hải Dương hiện được đánh giá là địa phương dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các xãvà người dân nông thôn được sử dụng nước sạch (nước máy có chất lượng đạt tiêuchuẩn quốc gia). Điều kiện sinh hoạt của người dân đã được cải thiện đáng kể trong đóquan trọng nhất là sự tiếp cận của người nghèo khu vực nông thôn (UBND tỉnh HảiDương, 2015). Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và VSMT tỉnh Hải Dương, đến cuốinăm 2014, tỉnh Hải Dương có 198 trong tổng số 229 xã đang được cấp nước sạch(chiếm 86,5%). Tỷ lệ % dân số được cấp nước HVS và tỷ lệ dân số được cấp nướcsạch QC2 (14 chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn số 02/2009 của Bộ Y tế banhành) trong giai đoạn 2012-2014 đều vượt xa mục tiêu đề ra. Tổng dân số nôngthôn đã được cấp nước HVS là 134.846 người vượt 154% so với mục tiêu là 87.579người. Tỷ lệ dân số đã được cấp nước HVS là 98,36% so với mục tiêu đề ra là 94%. 378Tỷ lệ hộ nghèo đã được cấp nước HVS là 94,72% so với mục tiêu là 89% trong giaiđoạn 2012-2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng hoàn th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: