Danh mục

Đánh giá khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 đối với một số bề mặt vật liệu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.09 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 được sản xuất bởi hãng Karcher/CHLB Đức. Hiệu quả tẩy xạ được tính toán trên cơ sở các phép đo thực hiện trên các thiết bị đo như máy đo phóng xạ Radiagem (Canberra) và hệ phổ kế Gammar hiện trường GC 1520 Ortec HPGe (Canberra).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 đối với một số bề mặt vật liệuHóa học & Kỹ thuật môi trường ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẨY XẠ CỦA TÁC NHÂN TẨY XẠ RDS 2000 ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỀ MẶT VẬT LIỆU Nguyễn Văn Hoàng1*, Đỗ Xuân Trường1, Nguyễn Khánh Hoàng Việt1 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 được sản xuất bởi hãng Karcher/CHLB Đức. Hiệu quả tẩy xạ được tính toán trên cơ sở các phép đo thực hiện trên các thiết bị đo như máy đo phóng xạ Radiagem (Canberra) và hệ phổ kế Gammar hiện trường GC 1520 Ortec HPGe (Canberra). Kết quả thử nghiệm khả năng tẩy xạ đối với các bề mặt vật liệu nhiễm chất phóng xạ Cs137, Sr90, U238, Th232 và các mẫu mô phỏng SIMCON-1, SIMCON-2, RDD bằng dung dịch tẩy xạ RDS 2000 (3-5% trong nước) cho thấy hiệu quả tẩy xạ cao đối với các bề mặt nhẵn như SIMCON-1 (86,4-98,5%), thép CT-3 (95,9-98,2%), sơn ankyd trên nền thép CT-3 (94,2-97,1%), vải quần áo phòng da L1 (90,5- 97,0%); hiệu quả tẩy xạ là không cao đối với mẫu bị ô nhiễm kèm thiêu kết nhiệt SIMCON-2 (22,0-36,6%), các vật liệu có độ xốp cao như gỗ (46,8-71,7%), bê tông (24,6-28,0%).Từ khóa: Tẩy xạ; Hiệu quả tẩy xạ; RDS 2000. 1. MỞ ĐẦU Năng lượng hạt nhân là phát minh vĩ đại của nhân loại, tạo ra nguồn năng lượng có thểcoi là vô tận, tuy nhiên nó cũng đã từng xảy ra thảm họa, đe dọa cuộc sống của nhân loạido chiến tranh, khủng bố và sự cố của các cơ sở, có sử dụng hạt nhân, phóng xạ (bomnguyên tử Mỹ sử dụng ở Nhật Bản năm 1945, nhà điện Chernobyl ở Nga năm 1986,Fukusima ở Nhật Bản năm 2013,…) [10]. Ngày nay, nguy cơ xảy ra các thảm họa hạtnhân, phóng xạ vẫn còn hiện hữu và có thể gia tăng do các nước vẫn còn tham vọng sửdụng vũ khí hạt nhân như một loại vũ khí chiến lược; Đồng thời, một số quốc giá khôngngừng thúc đẩy mở rộng ứng dụng hạt nhân phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệtlà trong lĩnh vực năng lượng [2]. Trong đó, có thể kể đến như sự phát triển vũ khí hạt nhâncủa Triều Tiên và việc xây dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân phía Đông Nam củaTrung Quốc, gần biên giới với Việt Nam như Phòng Thành (Quảng Tây) có công suất1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang(Hải Nam) [9],… Để khắc phục hậu quả ô nhiễm do sử dụng hạt nhân, chất phóng xạ thì việc tiêu tẩy chocác đối tượng bị nhiễm là rất quan trọng. Hiện nay, nhiều loại dung dịch chất tẩy xạ đãđược nghiên cứu phát triển và sử dụng kết hợp với các phương tiện tiêu tẩy chuyên dụngkhác nhau như: chất tẩy xạ RDS-2000, EAI Rad-Release I, EAI Rad-Release II, Intek ND-75, Intek ND-600, Intek LH-21, SDF, UDF… [3-6]. Trong đó, RDS-2000 là chất tẩy xạgồm hai thành phần (thành phần 1: TP-1 và thành phần 2: TP-2), dựa trên cơ sở hệ chấthoạt động bề mặt ankylglycoside và phức chất của axit citric dùng để tẩy xạ cho vũ khí,trang bị khí tài. Chất tẩy xạ này được phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa họcBundeswehr và hãng Kärcher/CHLB Đức, hiện đang được trang bị trong quân đội ta, thaythế cho các chất tẩy xạ CF-2 và CF-2U. Tuy nhiên, thành phần cụ thể của dung dịch tẩy xạnày, đặc biệt là các tính năng về hiệu quả, hệ số tẩy xạ cho các đối tượng bị nhiễm xạ thìhầu như chưa được công bố. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu đánh giáhiệu quả tẩy xạ của dung dịch RDS-2000 trên một số bề mặt vật liệu thường dùng để chếtạo vũ khí trang bị, khí tài quân sự bị nhiễm đồng vị phóng xạ.178 N. V. Hoàng, Đ. X. Trường, N. K. H. Việt, “Đánh giá khả năng tẩy xạ … bề mặt vật liệu.”Nghiên cứu khoa học công nghệ 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất - Nguyên vật liệu: Mẫu mô phỏng SIMCON 1, SIMCON 2, RDD, các mẫu thép CT-3,sơn ankyd trên nền thép CT-3, vải quần áo phòng da L1, mẫu gỗ thông do Viện Công nghệmới chế tạo theo TCVN 6854:2001 [8]. - Hóa chất: Chất tẩy xạ RDS 2000 (CHLB Đức, sản xuất năm 2017); các chất môphỏng phóng xạ (Zr(NO3)4.5H2O ziriconi (IV) nitrat pentahydrat, ≥99%, Anh; CsNO3,≥99%, Trung Quốc); các chất có hoạt tính phóng xạ (Cs137NO3, Th232(NO3)4,U238O2(CH3COO)2, Sr90(NO3)2), Tc99, I131; các hóa chất khác dùng để phân tích: NaOH(P.a), HNO3 (P.a), HCl (P.a), khí argon dùng cho ICP-MS, nước deion.2.2. Thiết bị Hệ phổ kế Gammar hiện trường GC1520 Ortec HPGe (Canberra-Mỹ); máy đo phóngxạ Radiagem - 2000 với đầu đo SAB – 100 (Canberra-Mỹ); máy quang phổ plasma phát xạkhối phổ 7900 ICP-MS (Agilent) và một số thiết bị thí nghiệm thông dụng khác.2.3. Phương pháp thí nghiệm2.3.1. Phương pháp tạo mẫu mô phỏng Các mẫu tiêu bản được sử dụng mô phỏng nhiễm phóng xạ để thử nghiệm được chuẩnbị theo 3 phương pháp: SIMCON-1; SIMCON-2; RDD [6].2.3.2. Phương pháp gây nhiễm xạ Các tiêu bản được sử dụng để nghiên cứu tẩy xạ gồm: thép CT-3; sơn ankyd trên nềnthép CT-3; gỗ thông; vải quần áo phòng da L1. Trình tự gây nhiễm được thực ...

Tài liệu được xem nhiều: