Danh mục

Đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs vùng vịnh Hạ Long

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.47 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs được khảo sát đồng bộ trong ba hợp phần môi trường: nước, trầm tích và sinh vật trong Vịnh Hạ Long vào hai đợt (tháng 10 năm 2008 và tháng 2 năm 2009). Kết quả cho thấy, trong môi trường nước: nồng độ ∑PCBs là 51,09 - 62,31ng/l, nồng độ ∑PAHs là 5,69 - 8,66µg/l; trong môi trường trầm tích: nồng độ ∑PCBs là 3,31 – 6,92µg/kg khô, nồng độ ∑PAHs là 99,04 - 100,47µg/kg khô; trong mô thịt sinh vật (ngao, tôm, cá): nồng độ ∑PCBs là 37,39 – 173,63 µg/kg khô, ∑PAHs là 2034 - 2583 µg/kg khô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs vùng vịnh Hạ LongVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỘI NGHỊ TUYỂN TẬP BÁO CÁO QUYỂN 5 SINH THÁI, MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ BIỂN Ban Biên tập GS.TSKH. Dương Ngọc Hải - Trưởng ban GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh GS.TS. Lê Đức Tố PGS.TS. Phạm Huy Tiến PGS.TS. Trần Đức Thạnh PGS.TS. Đỗ Trường Thiện NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2011Tiểu ban Sinh thái, Môi trường và quản lý Biển 77 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ SINH HỌC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN PCBs và PAHs VÙNG VỊNH HẠ LONG Dương Thanh Nghị(1), Trần Đức Thạnh(1), Trần Văn Quy(2); Đỗ Quang Huy(2) (1): Viện Tài nguyên và Môi trường biển, số 246 đường Đà Nẵng, Hải Phòng; (2): Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội Email: nghidt@imer.ac.vnTóm tắt Chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs được khảo sát đồng bộ trong ba hợp phần môi trường: nước, trầm tích và sinh vật trong Vịnh Hạ Long vào hai đợt (tháng 10 năm 2008 và tháng 2 năm 2009). Kết quả cho thấy, trong môi trường nước: nồng độ ∑PCBs là 51,09 - 62,31ng/l, nồng độ ∑PAHs là 5,69 - 8,66µg/l; trong môi trường trầm tích: nồng độ ∑PCBs là 3,31 – 6,92µg/kg khô, nồng độ ∑PAHs là 99,04 - 100,47µg/kg khô; trong mô thịt sinh vật (ngao, tôm, cá): nồng độ ∑PCBs là 37,39 – 173,63 µg/kg khô, ∑PAHs là 2034 - 2583 µg/kg khô. Mức độ ô nhiễm PCBs và PAHs trong các hợp phần môi trường Vịnh Hạ Long có tính chất mùa, và khả năng tích tụ sinh học của chúng biến thiên tăng dần từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao trong chuỗi thức ăn.Abtract ASSESSMENT OF BIO-ACCUMULATION OF PCBs AND PAHs IN HA LONG BAY The persistent organic pollutants PCBs and PAHs were determined in three components water, sediment and tissues of Ha Long bay in Vietnam (in October 2008 and February 2009). Results show that the concentration in water: ∑PCBs are 51.09 - 62.31ng/l, ∑PAHs are 5.69 - 8.66µg/l; in surface sediment: ∑PCBs are 3.31 - 6.92µg/kg dry, ∑PAHs are 99.04 - 100.47µg/kg dry and in tissues (clam, shrimp, fish): ∑PCBs are 37.39 - 173.63 µg/kg dry, ∑PAHs are 2034 - 2583µg/kg dry. The pollution level of ∑PCBs and ∑PAHs in each sea components vary to season of year, and the bio-accumulation capacity of them elevate by fauna in Ha Long bay’s food chain. MỞ ĐẦU Chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs là những chất hóa học tồn lưu lâu dài trongmôi trường, có khả năng tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn, và tác động xấu đếnsức khỏe con người như ngộ độc, ung thư, đột biến gen. Tuy nhiên, các nghiên cứu vềchúng trong môi trường một cách đồng bộ còn hạn chế và rất ít trong môi trường biển. Đãcó nhiều nghiên cứu đánh giá ô nhiễm và đa dạng sinh học cho Vịnh Hạ Long, nhưngnghiên cứu tích tụ chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs và tích lũy sinh học của chúng78 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ Vchưa được xem xét và đánh giá để bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái biển và sức khỏe conngười. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chất ô nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHsmột cách đồng bộ trong môi trường nước, trầm tích và sinh vật của Vịnh Hạ Long trongthời gian từ năm 2007 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm PCBs,PAHs trong môi trường tự nhiên nước, trầm tích và khả năng tích lũy của chúng trong môthịt sinh vật có tính chất mùa và tăng dần theo chuỗi thức ăn.I. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Khảo sát và thu mẫu1.1. Vị trí thu mẫu: tham khảo các nghiên cứu ở vịnh Hạ Long(HL) về chất lượng môitrường, đa dạng sinh học, nguồn ô nhiễm từ lục địa, cũng như sức tải môi trường của vịnhHạ Long, xác định các điểm khảo sát thu mẫu ở tọa độ tương ứng là HL1: 20053’03.525’’(N), 1070 04’ 26.196’’(E); HL2 :200 54’18.873’’(N), 107014’05.875’’(E); HL3:20056’23.502’’(N), 107003’48.453’’(E) HL4: 20058’05.4306’’(N), 107017’48.578’’(E).1.2. Đối tượng nghiên cứu: mẫu nước được thu vào lúc nước ròng và mẫu trầm tích mặt.Mẫu sinh vật gồm động vật thân mềm là ngao trắng (Meretrix lyrata), tôm he(Parapenaeopsis) và cá Cháp (Sparus sp.) sinh cư ở vùng ven biển tại Vịnh Hạ Long.1.3. Thu mẫu và bảo quản mẫu: Thu mẫu nước bằng Bathomet ở độ sâu 0,5 - 0,7m,chuyển vào bình thủy tinh tối mầu. Thu mẫu trầm tích biển bằng cuốc Ponar làm bằng thépkhông rỉ, lấy lớp trầm tích bề mặt (khoảng 0-5cm) và trộn đều, chuyển vào các c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: