Danh mục

Đánh giá lợi thế so sánh ngành da giày Việt Nam trong khu vực ASEAN thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thực hiện phân tích lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam và các nước trong khu vực Asean thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị. Kết quả cho thấy Việt Nam luôn dẫn đầu, chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các nước còn lại trong khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá lợi thế so sánh ngành da giày Việt Nam trong khu vực ASEAN thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ SO SÁNH NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN THÔNG QUA CHỈ SỐ LỢI THẾ SO SÁNH HIỂN THỊ TS. Lê Tuấn Lộc, ThS. Nguyễn Văn Nên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM loclt@uel.edu.vn, nennv@uel.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện phân tích lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam và các nước trong khu vực Asean thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị. Kết quả cho thấy Việt Nam luôn dẫn đầu, chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các nước còn lại trong khu vực. Về tổng thể, chỉ có 3 trong số 10 nước Asean có lợi thế so sánh trong ngành da giày. Tại thị trường Châu Âu, lợi thế so sánh của Việt Nam dẫn đầu cho đến năm 2013 và xếp sau Campuchia từ năm 2014. Tại thị trường Hoa Kỳ, chỉ số lợi thế so sánh Việt Nam luôn tăng đều qua các năm và giữ vị trí dẫn đầu trong khu vực. Tại thị trường này, vị trí của Campuchia đã có sự sụt giảm và không thể cạnh tranh với Việt Nam, chỉ số RCA ngành da giày của Việt Nam đã tăng hơn mười lần so với thị trường thế giới. Kết quả trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp cận các thị trường mới như Hoa Kỳ, Việt Nam cũng cần chú ý và giữ vững thị phần, vị thế của mình tại thị trường truyền thống Châu Âu, đặc biệt là tận dụng sự mở của từ FTA với EU, ưu thế mà các nước đang có lợi thế so sánh hơn Việt Nam về ngành da giày trong khu vực không có được. Từ khóa: da giày, Việt Nam, lợi thế so sánh, Asean1. Giới thiệu Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển, đặcbiệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, hòa bình. Khi gia nhập WTO,thuế quan được cắt giảm theo lộ trình và bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sảnxuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da. Ngành công nghiệp da giàyViệt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tếViệt Nam phát triển. Không chỉ tăng trưởng cao về tốc độ, xuất khẩu da giày còn tăng trưởng mạnh tại cácthị trường trọng điểm như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Braxin. Ngành da giày đã có được lợi thếso sánh nhất định trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam phát huy lợi thế giá rẻ trong lao độngđể phát triển ngành da giày theo hướng gia công trong giai đoạn gần đây đã gặp không ít khó khăn khi hộinhập kinh tế quốc tế đã làm tăng giá cả lao động tại Việt Nam. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về nhâncông giá rẻ của các nước trong khu vực Asean như Lào và Campuchia. Điều này đặt ra yêu cầu trong việcxác định cụ thể vị trí, lợi thế so sánh về ngành da giày của Việt Nam trong khu vực Asean, để từ đó có nhữngđiều chỉnh định hướng, chính sách phát triển cần thiết.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Các mô hình xác định lợi thế so sánh của quốc gia ở cấp độ ngành hay sản phẩm thông quan chỉ số lợithế so sánh hiển thị đã được phát triển qua các nghiên cứu của Liesner (1958), Balassa (1965), White (1987),Greenaway và Milner (1993). Nhiều công trình nghiên cứu đã ứng dụng cơ sở lý thuyết và cách thức xácđịnh chỉ số lợi thế so sánh của các nhà nghiên cứu nêu trên để nghiên cứu lợi thế so sánh của các quốc gia ởnhững nhóm ngành hay sản phẩm cụ thể, như là của Amir Mahmood (2004), Amita Batra & Zeba Khan 1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng(2005), Widgren & Mika (2005), John Weiss (2005), Rukhsana Kalim (2013), Macleans Mzumara, AnnaChingarande & Roseline Karambakuwa (2012), Lalit Mohan Kathuria (2013), Saiful Islam, Parag JafarSiddique (2014)… Nghiên cứu này sẽ dựa trên công thức tính toán của Balassa (1965) [1] để tính toán chỉ số lợi thế sosánh hiện thị RCA (Revealed Comparative Advantage) đối với ngành da giày của Việt Nam và các nướckhu vực Asean. RCA lớn hơn 1 cho thấy quốc gia có lợi thế so sánh, RCA càng lớn thì lợi thế so sánh càngcao và ngược lại. Chỉ số RCA được xác định như sau: Trong đó: : Chỉ số lợi thế so sánh của nước i đối với sản phẩm j : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i : Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i : Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của thế giới : Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Bên cạnh đó, mô hình của White (1987) [5] là một sự mở rộng mô hình của Balassa. Phương pháp nàyđược tính toán dựa trên nguồn cung xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của một hàng hóa nhất định trong mộtquốc gia. Do đó, chỉ số của Wh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: