Danh mục

Đánh giá lực lượng lao động phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.42 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này đã đánh giá LLLĐ phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay trên các phương diện: Quy mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố, chất lượng, hạn chế và định hướng sử dụng hợp lí LLLĐ của tỉnh giai đoạn tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá lực lượng lao động phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0023Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 157-163This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Dung Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Lực lượng lao động (LLLĐ) là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước, hoạt động công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, chất lượng cuộc sống còn thấp, LLLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường... Do vậy đánh giá về LLLĐ có vai trò quan trọng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài để phát triển kinh tế bền vững. Bài báo này đã đánh giá LLLĐ phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay trên các phương diện: quy mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố, chất lượng, hạn chế và định hướng sử dụng hợp lí LLLĐ của tỉnh giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Lực lượng lao động, phát triển kinh tế, Thanh Hóa.1. Mở đầu Lực lượng lao động (LLLĐ) là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và nhữngngười trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang làm nội trợ tronggia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc [5;113]. Mục tiêu của sự phát triển kinh tế suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vàđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi có LLLĐ thậtsự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Thanh Hóa đang ở giai đoạn đầu của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lại là tỉnh có nguồn lao động dồi dào; chính vì vậy, đánh giáLLLĐ phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh có ý nghĩa cấp thiết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quy mô và gia tăng LLLĐ với phát triển kinh tế Thanh Hóa là tỉnh có LLLĐ dồi dào do quy mô dân số lớn, tỉ lệ tăng tự nhiên những nămcuối thế kỉ XX còn khá cao (hàng năm > 1,3%). Từ năm 2010 đến 2013, lao động trong độ tuổităng từ 2115,6 nghìn người lên 2239,0 nghìn người, tốc độ tăng bình quân 1,9%/năm. Tỉ trọngLLLĐ năm 2013 chiếm 65,1% dân số toàn tỉnh, 4,2% tổng số lao động cả nước, 19,1% tổng sốlao động của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.Ngày nhận bài: 15/11/2015 Ngày nhận đăng: 11/1/2016Liên hệ: Nguyễn Thị Dung, e-mail: phong.dung.2010@gmail.com 157 Nguyễn Thị Dung Bảng 1. Dân số và LLLĐ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2013 [4, 6] (Đơn vị: Nghìn người) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dân số 3412,0 3423,0 3426,0 3440,0 LLLĐ 2217,2 2237,0 2258,0 2239,0 % so với dân số 64,9 65,3 65,9 65,1 Giai đoạn 2010 – 2013, hàng năm Thanh Hóa có từ 50,0 – 55,0 nghìn người bước vào độtuổi lao động. Thêm vào đó: số quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, số sinh viên tốtnghiệp ra trường về tỉnh tìm việc làm, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nhu cầutìm việc. . . thì nguồn cung lao động của tỉnh là rất lớn. Nguồn lao động dồi dào, gia tăng hàng năm cao là động lực to lớn để duy trì nhịp độ pháttriển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm giai đoạn 2010-2013 đạt 11,2%/năm (caohơn trung bình cả nước 5,7%/năm). Thêm vào đó, lao động đông, giá rẻ sẽ khuyến khích các nhàđầu tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong thời kì đầu công nghiệphóa, xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu ngoại tệ. . . Tuy nhiên, nguồn cung lao động tăng nhanh trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn chậm pháttriển, cơ cấu chậm chuyển dịch cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đặc biệt là vấn đề việclàm cho lực lượng lớn thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm và lao động nông nghiệpdôi dư. Năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh là 2,1%; đây là một sức ép lớn đối với sự phát triểnkinh tế của tỉnh.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi LLLĐ theo độ tuổi có sự khác nhau: cao nhất là độ tuổi từ 25 - 29 (274.359 người, chiếm12,3% tổng số lao động), thấp nhất là độ tuổi từ 15 - 19 (103.055 người, chiếm 4,6 % tổng số laođộng). Phần lớn nhân lực ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 chiếm 54,7%, đều đã qua giáo dục Trung họccơ sở, Trung học phổ thông. Đây là điều kiện để tổ ...

Tài liệu được xem nhiều: